Điều kiện thi công công trình xây dựng được quy định như thế nào? là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với những nhà thầu, công ty xây dựng mới thành lập, sinh viên ngành xây dựng và những ai đang có nhu cầu xây cất nhà. Bài viết sau sẽ giúp bạn làm rõ những điều kiện cần thiết khi thi công công trình xây dựng.
Cụ thể, từ ngày 01/01/2021, việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
Phải có mặt bằng để đáp ứng cho quá trình xây dựng toàn bộ (nếu công trình có quy mô nhỏ) hoặc từng phần theo tiến độ: việc đáp ứng mặt bằng cũng sẽ phụ thuộc vào tiến độ xây dựng hoặc toàn bộ mặt bằng, tạo điều kiện cho quá trình thi công được diễn ra đúng theo kế hoạch.
Đối với những công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng theo quy định thì phải đáp ứng được yêu cầu này mới có thể tiến hành. Những công trình được quy định bắt buộc phải có giấy phép xây dựng đã được quy định cụ thể tại Luật Xây dựng. Bạn đọc có thể tham khảo.
Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được chủ đầu tư phê duyệt: và việc thực hiện công trình trên thực tế phải đúng như trong bản vẽ, thiết kế đã được kiểm tra, phê duyệt trước đó.
Nếu công trình thi công của chủ đầu tư có thực hiện bằng hình thức lựa chọn nhà thầu để tiến hành xây dựng, thì yêu cầu phải có hợp đồng ký kết bằng văn bản giữa chủ đầu tư và nhà thầu được chọn.
Nhà đầu tư và nhà thầu phải có biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng, kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
Chủ đầu tư phải gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước (UBND cấp xã) về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng trong thời hạn 7 ngày làm việc.
Riêng trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định về giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng.
Giấy phép xây dựng mới;
Giấy phép xây dựng có thời hạn;
Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
Giấy phép di dời;
Khoản 3 Điều 89, Điều 106, 107 Luật Xây dựng 2014.
Khoản 30, Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
Bên cạnh điều kiện thi công công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật thì thủ tục khởi công công trình xây dựng cũng là khái niệm cần được quan tâm. Những bước cơ bản và quan trọng là:
Việc chuẩn bị mặt bằng là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, đền bù (nếu có). Việc giải phóng và đền bù đất cho người dân sẽ cần đến sự hợp tác của Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương.
Chủ đầu tư phải tiến hành lựa chọn nhà thầu có đủ khả năng và công nghệ phù hợp để thực hiện thi công công trình xây dựng.
Chủ đầu tư có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thực hiện thi công đúng thời hạn, đúng tiến độ trong hợp đồng trước đó. Đồng thời, việc xây dựng phải đảm bảo được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Nếu có sự cố xảy ra cho người và môi trường thì chủ đầu tư và nhà thầu sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
Việc tiến hành bảo hành, bảo trì công trình xây dựng được tiến hành từ khi công trình được thi công xong cho tới khi đưa vào sử dụng. Việc tiến hành bảo hành và bảo trì sẽ thuộc về trách nhiệm của bên nhà thầu.
Trên đây là toàn bộ nội dung về quy định của pháp luật về điều kiện thi công công trình xây dựng cũng như thủ tục khởi công. Hy vọng bài viết trên đây của Nhất Nghệ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này. Trân trọng!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn