Trong thời gian gần đây, đường dây nóng của Nhất Nghệ thường nhận được nhiều sự quan tâm của các học viên và cả doanh nghiệp về các vấn đề cần lưu ý khi ký kết các hợp đồng với nhà thầu phụ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khái quát cho các bạn một số lưu ý quan trọng trong hợp đồng thầu phụ.
Để hạn chế được các rủi ro khi thực hiện hợp đồng thầu phụ, bạn đọc cần để tâm đến một số lưu ý quan trọng trong hợp đồng thầu phụ sau:
Điều đầu tiên trong số các lưu ý quan trọng trong hợp đồng thầu phụ là cần hiểu rõ tính độc lập giữa hợp đồng thầu phụ với hợp đồng thầu chính và phân biệt chúng.
Theo đó, hợp đồng thầu phụ là một dạng hợp đồng xây dựng thông thường, bên giao thầu là nhà thầu chính, bên nhận thầu là nhà thầu phụ. Khi giao kết hợp đồng, bên thầu phụ cần lưu ý không đụng đến các điều khoản của chủ đầu tư.
Khi ký kết hợp đồng thầu phụ, nhà thầu phụ phải xác định không đề cập đến chủ đầu tư (là bên liên quan đến quyết định giá). Nghĩa là, nếu trong hợp đồng thầu phụ có nội dung là: “giá trong hợp đồng là giá tạm tính, giá cuối cùng là giá được chủ đầu tư xác nhận và phê duyệt” thì cần đàm phán sửa đổi ngay nếu không muốn giá trị thanh toán cuối cùng trong tương lai do các chủ thể khác quyết định. Đó là nhà thầu chính và chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, đối với các trường hợp hợp đồng thầu phụ được ký kết để thi công gấp công trình, thì nhà thầu phụ nên đàm phán lại một cách kỹ lưỡng dựa trên giá dự toán thực tế của mình, không nên đồng ý với mức giá nhà thầu chính đưa ra một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Tiến độ công việc cũng là một trong số các lưu ý quan trọng trong hợp đồng thầu phụ. Để làm được điều này, bạn cần chú ý một vài điểm sau:
Tính toán được năng lực thực hiện mọi công việc theo tiến độ để yêu cầu tăng thêm thời gian hoặc điều chỉnh giá cả, nhân lực từ bên ngoài (nếu cần).
Trong hợp đồng, nhà thầu phụ cần phải liệt kê rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ như: các nguyên nhân bất khả kháng, điều chỉnh khối lượng công việc, trì hoãn tiến độ do nhà thầu chính,....
Trách nhiệm vi phạm nếu chậm tiến độ và mức phạt. Chỉ nên đàm phán ở mức tối đa bằng mức trách nhiệm trong hợp đồng chính thôi bạn nhé!
Điều kiện nghiệm thu và bàn giao công trình phải căn cứ vào yêu cầu trong hợp đồng thầu phụ cũng như các tài liệu, bản vẽ kỹ thuật đính kèm. Hợp đồng thầu chính sẽ không liên quan.
Cần nêu rõ các quy định về nghiệm thu - bàn giao như thời gian, quy trình, nhân sự nghiệm thu,....
Đặc biệt không nên chấp nhận các quy định tương tự như: “việc nghiệm thu công việc chỉ được tiến hành khi chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu toàn bộ công việc trong hợp đồng chính”.
Vấn đề thanh toán của hợp đồng thầu phụ nhất định phải độc lập và không hề ràng buộc với hợp đồng thầu chính. Bởi vì theo quy định, hợp đồng thầu phụ và hợp đồng thầu chính là hai văn bản có nội dung độc lập với nhau.
Ngoài ra, cần đàm phán tiến độ thanh toán theo nhiều giai đoạn, càng chi tiết càng tốt để hạn chế rủi ro; loại trừ các điều kiện liên quan đến chủ đầu tư trong hồ sơ thanh toán; đàm phán mức tạm ứng hợp đồng hợp lý để giải quyết các vấn đề tài chính của nhà thầu phụ.
Lưu ý quan trọng trong hợp đồng thầu phụ cuối cùng là việc không thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của hợp dồng, thực hiện các công việc ngoài hợp đồng và các yêu cầu khác của nhà thầu chính hoặc chủ đầu tư nhưng không có văn bản xác nhận về vấn đề đó.
Điều này sẽ gây bất lợi rất lớn cho nhà thầu phụ về sau nếu có bất kỳ sơ suất hay sự cố nào. Vì thế, nhà thầu phụ cần phải xác nhận đầy đủ bằng giấy tờ mỗi khi được yêu cầu công việc khác.
Cảm ơn bạn đọc đã xem bài viết. Chúc các bạn thành công!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn