Những ngôi nhà có tuổi thọ “lâu đời” hoặc có dấu hiệu xuống cấp mạnh do cũ kỹ thường là mối lo lớn của các chủ đầu tư khi trời mưa đến. Một trong các biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng “ủ dột” chính là thi công nâng nền nhà lên cao hơn. Để thực hiện được thuận lợi bước này, cần phải tính toán kỹ càng chi phí nâng nền nhà để có thể đảm bảo quá trình xây dựng trơn tru nhất. Cùng tìm hiểu cách thức quy định mức giá qua bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích của việc nâng nền nhà
Có hai lý do lớn nhất để lý giải cho việc bạn cần phải thực hiện thi công nâng nền nhà cho căn nhà ngay bây giờ:
Đầu tiên, với những ngôi nhà có dấu hiệu xập xệ, cũ kỹ hoặc xuống cấp mạnh sau thời gian sử dụng dài, chúng nên được cải tạo. Việc này không những đem lại diện mạo mới cho căn nhà mà còn bảo vệ các gia đình tránh khỏi nguy cơ sụt lún nhà do chất lượng nền mục rữa, sai kết cấu. Cách thức thực hiện việc nâng nền nhà hiện nay rất đơn giản và đa dạng, vì thế bạn không cần lo lắng nhiều khi nghĩ rằng cần phải “đập đi xây lại mới”.
Thứ hai, công đoạn nâng nền nhà giúp đem đến trải nghiệm sinh hoạt thuận lợi và tuyệt vời hơn cho chủ đầu tư. Thông thường, quy định khoảng cách cho phép giữa chiều cao nền nhà và mặt đường khoảng 10 - 20 cm. Việc nền nhà thấp hơn so với mặt đường vừa được sửa chữa sẽ gặp phải khó khăn nếu khi mưa đến, nước mưa sẽ tràn lan vào bên trong nhà. Điều này sẽ khiến việc đi lại trong căn nhà trở nên bất tiện, khó chịu.
Sau khi xác định được tình trạng nền nhà hiện tại, chủ đầu tư tiếp tục đi tính toán hợp lý về chi phí nâng nền nhà nhằm chủ động chuẩn bị tốt về mặt tài chính. Lưu ý tùy thuộc vào từng kết cấu ngôi nhà khác nhau, việc định giá chi phí nâng nền nhà cũng đa dạng.
Trước khi thực hiện việc tính toán chi phí, cần phải khảo sát kỹ càng về vị trí địa lý lẫn điều kiện thi công nơi công trình xây dựng. Đồng thời nắm rõ được nhu cầu sử dụng vật liệu từ chủ đầu tư của mình.
Đảm bảo được giai đoạn thi công diễn ra thuận lợi và an toàn với các hình thức thực hiện như san phẳng, bơm cát vào, đầm nền,... Xác định được tính chất nền nhà với đất bên dưới để đưa ra phương án xử lý sự cố, đan sắt đổ bê tông và hạn chế gặp tình trạng sụt lún.
Cùng tham khảo bảng chi phí chuẩn bị vật liệu và tiến hành nâng nền nhà dưới đây:
Hạng mục |
Chi phí ước tính |
Thợ lát gạch |
13.000.000 VNĐ |
Vật liệu và thợ cán nền |
5.000.000 VNĐ |
Xà bần, cát |
5.000.000 VNĐ |
Đào hầm, xây hầm,... |
8.000.000 VNĐ |
(Bảng khảo sát nhu cầu vật liệu và đo đạc)
Hạng mục |
Chi phí ước tính |
Giá lót gạch |
300.000đ/m2 - 500.000đ/m2 |
Giá cán nền |
100.000đ/m2 |
Nâng nền nhà với xà bần |
400.000đ/m3 |
Nâng nền nhà với cát + đá mi: |
500.000đ/m3 |
(Bảng chi phí thực hiện nâng nền nhà)
Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nâng nền nhà
Tính toán xong chi phí nâng nền nhà chưa phải khâu hoàn tất cuối cùng, đôi khi cũng cần đưa ra dự án dự phòng vì sẽ có những yếu tố quan ảnh hưởng nhất định:
Khoảng cách: Nếu khoảng cách độ cao cần nâng thấp thì bạn sẽ tiết kiệm kha khá mức chi phí xây dựng, thời gian và nguyên vật liệu chuẩn bị hơn.
Địa điểm gia công nền móng: Trường hợp nâng nền nhà tại nơi có tiếp xúc gần với ao, hồ, sông, ngòi,... bắt buộc bạn cần đầu tư chi phí lớn cho nguyên vật liệu chất lượng để đảm bảo an toàn cho khách hàng khi thi công xong dự án.
Diện tích căn nhà: Nhà có không gian sống càng to đồng thời tỉ lệ thuận với mức chi phí nâng nền hoàn chỉnh là càng lớn. Vì vậy, các chủ đầu tư nên chuẩn bị trước phương án dự phòng để tính toán được mức giá hợp lý nhất.
Yêu cầu hạng mục: Trong các khâu chuẩn bị và thi công nâng nền nhà, người thợ cần tuân theo những yêu cầu xây dựng theo hạng mục của chủ đầu tư. Tránh thi công thừa hay thiếu khi chưa được giao nhiệm vụ và gây chênh lệch lớn với chi phí đã được dự tính từ trước.
Đơn vị thầu công trình: Trên thị trường, tùy thuộc vào mỗi đơn vị thầu thị trường sẽ quy định mức giá nâng nền nhà khác nhau. Cách để xác định chính xác chi phí là bao nhiêu, cần phải liên hệ trực tiếp với bên đơn vị thi công và xin cập nhật bảng giá mới nhất hiện nay.
Qua những chia sẻ liên quan từ bài viết trên đây về vấn đề chi phí nâng nền nhà cần lưu ý, mong rằng bạn đọc đã nắm rõ được các hạng mục tính toán cần thiết. Từ đó người thi công thực hiện xây dựng dự án diễn ra thuận lợi nhất.
Tác giả bài viết: Dương Liên
Ý kiến bạn đọc