Trong các công trình xây dựng, lớp bê tông bảo vệ có vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ công trình trước các tác động từ môi trường. Vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép là gì? Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu vấn đề này ngay nhé.
Lớp bê tông bảo vệ là lớp bê tông mỏng được thiết kế nhằm ngăn cách các lớp thép trong bê tông với các điều kiện bên ngoài môi trường. Nó giúp bảo vệ các lớp thép trước sự tác động từ môi trường như oxi hóa, ăn mòn thép… Điều này sẽ gây ra tình trạng giảm chất lượng thi công và ảnh hưởng đến kết cấu công trình về sau.
Các công trình có lớp bê tông bảo vệ chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kết cấu xây dựng nhanh hơn. Từ đó sẽ làm giảm tuổi thọ của công trình và xảy ra sụt lún bất cứ lúc nào.
Do đó, các công trình thi công cần có một lớp bê tông bảo vệ nhằm:
Đảm bảo sự liên kết của cốt thép với bê tông;
Đảm bảo khả năng liên kết của cốt thép và neo giữ cốt thép trong bê tông;
Tránh khỏi ảnh hưởng của môi trường, bao gồm cả ảnh hưởng tích cực;
Đảm bảo khả năng chống cháy nổ của kết cấu bê tông cốt thép.
Lớp bê tông bảo vệ cốt thép là gì?
Hiện nay, tại Việt Nam có một số văn bản quy định về tiêu chuẩn của lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Mỗi văn bản đều có những quy định riêng nhưng đều hướng đến tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ không nhỏ hơn đường kính cốt thép. Cụ thể như sau:
Căn cứ theo văn bản này, chiều dày lớp bê tông bảo vệ sẽ được quy định như sau:
Nếu trong phòng được che phủ với độ ẩm trung bình và thấp (≤ 75%) thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ là 20mm.
Nếu trong phòng được che phủ với độ ẩm cao (> 75%) thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ là 25mm.
Nếu ở ngoài trời thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ là 30mm.
Nếu ở trong đất, trong móng mà có lớp bê tông lót thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ là 40mm.
Theo tiêu chuẩn này, lớp bảo vệ bê tông cốt thép sẽ chia ra 3 loại:
Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ cần được thiết kế để không nhỏ hơn đường kính cốt thép hay dây cáp. Hơn nữa, chiều dày không được nhỏ hơn:
Chiều dày bản và tường đạt: 10m (khi ≤ 100mm) và 15mm (khi ≥ 100mm)
Chiều cao trong dầm và dầm sườn đạt: 15mm (khi < 250mm) và 20mm (khi ≥ 250mm).
Chiều dày trong cột: 20mm.
Chiều dày trong dầm móng: 30mm.
Chiều dày trong móng: Móng lắp ghép 30mm; Móng toàn khối 35mm (khi có lớp bê tông lót), Móng toàn khối 70mm (khi không có lớp bê tông lót).
Chiều dày lớp bảo vệ không được nhỏ hơn đường kính của các cốt thép và không nhỏ hơn: 10mm (khi chiều cao tiết diện cấu kiện <250mm) và 15mm (khi chiều cao tiết diện cấu kiện ≥ 250mm).
Nếu dọc theo chiều dài của cấu kiện ứng suất, thì không được nhỏ hơn:
2mm đường kính thanh thép với thanh thép nhóm CIV, A-IV, A-IIIB.
3mm đường kính thanh thép với thanh thép nhóm A-V, A-I, AT-VII.
2mm đường kính thanh thép với cốt thép dạng cáp.
Căn cứ theo tiêu chuẩn này, lớp bê tông bảo vệ cần đảm bảo một số điều kiện sau:
Bê tông và cốt thép cần làm việc kết hợp đồng thời.
Chú ý việc neo cốt thép trong bê tông và khả năng bố trí các mối nối chi tiết của cốt thép.
Đảm bảo tính trọn vẹn của cốt thép dưới tác động từ môi trường xung quanh.
Kết cấu bê tông cốt thép đảm bảo khả năng chịu lửa.
Tránh nứt, vỡ, rỗ… trên bề mặt bê tông, làm giảm thiểu chất lượng bê tông.
Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong xây dựng
Dựa theo các tiêu chuẩn mà Nhất Nghệ đã chia sẻ trên đây, quý vị có thể thấy được vai trò của lớp bê tông bảo vệ là thực sự cần thiết. Đồng thời, việc xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ cũng vô cùng quan trọng. Cụ thể:
Chiều dày của lớp bảo vệ bê tông cốt thép tối thiểu là 20mm nếu độ ẩm trong nhà ở mức bình thường và thấp.
Chiều dày tối thiểu 25mm nếu độ ẩm trong nhà cao (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung).
Chiều dày tối thiểu 30mm nếu ở ngoài trời (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung), .
Chiều dày tối thiểu 40mm nếu ở trong nền đất, trong nền móng khi có sự chuẩn bị bê tông (không có các biện pháp bảo vệ bổ sung)..
Chiều dày lớp bê tông không nhỏ hơn đường kính thanh thép và ≥ 10 mm.
Kết cấu cốt thép không làm việc cho phép giảm 5mm chiều dày lớp bê tông bảo vệ so kết cấu cốt thép làm việc.
Với các cấu kiện đúc sẵn (sàn, tấm bao che, dầm…), chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép làm việc giảm 5 mm.
Với kết cấu bê tông tế bào một lớp, chiều dày lớp bê tông tối thiểu là 25mm.trong mọi trường hợp.
Với các công trình xây dựng một lớp từ cấp B7.5 trở xuống, chiều dày tối thiểu là 20mm. Với các tấm tường ngoài (không có lớp kết cấu), chiều dày tối thiểu là 25mm.
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ ở đầu các phần tử ứng suất tối thiểu là 3mm đường kính thanh cốt thép. Tối thiểu 40mm với thanh cốt thép và 20mm với dây cốt thép.
Khi cốt thép dự ứng lực nằm trong các rãnh hay bên ngoài mặt cắt cấu kiện, thì chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép ≥ 20 mm.
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo từng trường hợp
>>> Xem thêm: Các Cấp Công Trình Nhà Ở Và Quy Định Phân Cấp Nhà Ở
Qua bài viết này, Nhất Nghệ hy vọng quý vị sẽ có thêm kiến thức về lớp bê tông bảo vệ và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi, quý vị hãy nhanh tay liên hệ qua Hotline: 0983 234 949 để được hỗ trợ và tư vấn 24/7.
Tác giả bài viết: Thanh Thủy
Ý kiến bạn đọc