Cách bố trí thép đà kiềng như thế nào cho chắc chắn, hiệu quả nhất? Đây là điều mà rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu trước và trong khi xây dựng. Để có được câu trả lời bạn hãy tìm hiểu đà kiềng là gì, có vai trò như thế nào và sự khác nhau giữa đà kiềng - giằng móng được Nhất Nghệ chia sẻ chi tiết trong nội dung sau.
Đà kiềng được hiểu là việc giằng các chân cột với nhau để ổn định các cột. Giúp cho khoảng cách giữa chân cột và cột không bị nghiêng ngả, xô lệch trong quá trình xây dựng. Đà kiểng thường nằm ở vị trí chân cột và có thể cao hơn đài móng. Một số người vẫn chưa nắm được đà kiềng và dầm móng khác nhau hay giống nhau. Tuy nhiên đây là 2 bộ phần hoàn toàn khác nhau. Chúng có chức năng và vị trí riêng biệt.
Một công trình xây dựng, đà kiềng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là chi tiết để đảm bảo gia cố nền móng, chống lún, chống lệch móng và đỡ tường. Đồng thời còn có nhiều chức năng quan trọng khác. Có thể kể đến như:
Đà kiểng giúp các chân cột được nối lại với nhau, tăng khả năng chịu lực uốn kéo, võng.
Việc đà kiểng sẽ tham gia vào kết cấu khung dầm, cột để chịu ứng suất công do độ lún lệch sinh ra ở bất kỳ vị trí nào trên móng của công trình.
Có khả năng chịu tải trọng cho toàn bộ tường, đảm bảo tường sẽ không bị ẩm khi thi công và suốt quá trình sử dụng.
Để tạo nên một cây đà kiểng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật thì ngoài việc bố trí thép chịu lực, thép đai, thép tăng cường đúng vị tri. Ngoài ra còn đòi hỏi kỹ thuật đổ bê tông chính xác.
Để thuận tiện cho cách bố trí thép đà kiềng thì người ta sẽ ưu tiên việc chọn thép chịu lực có đường kính từ 20mm trở xuống. Tuy nhiên vì phần móng và đà kiềng chịu lực khá lớn của toàn bộ ngôi nhà nên có thể tiết diện lớn. Sau đây là cách bố trí đà kiềng thép dọc bạn có thể tham khảo.
Phần cốt thép chịu lực của đà kiềng sẽ giao động trong khoảng từ 12-25mm.
Ở đà kiềng chính có thể bố trí thép theo đường kinh lên đến 30mm.
Một lưu ý quan trọng đó là không nên lựa chọn đường kính lớn hơn 1/10 so với bề rộng của đà kiềng.
Để tiện hơn trong quá trình thi công thì người thực hiện không nên sử dụng quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực.
Trong quá trình sắp xếp về cốt thép cần phải tuân thủ được quy định về khoảng hở bảo vệ cốt thép.
Nếu đà kiềng có chiều cao cao hơn hoặc bằng 700mm thì cần phải có thép gia cố bên hông. Thường thì sẽ chọn sắt có đường kính là 12mm để gia cố.
Ở vị trí 2 đầu đà kiềng cần có thép hỗ trợ để tăng cường và lượng thép đai tại đây cũng phải dày hơn để đảm bảo độ bền chắc.
Như đã chia sẻ, không nhiều người phân biệt được đà kiềng và giằng móng. Thực tế đây là hai bộ phận và có vai trò khác nhau. Sau đây là thông tin phân biệt mà bạn không nên bỏ qua:
Về cấu tạo: Đà kiềng có cấu tạo nối liền các cột với nhau. Còn Giằng móng lại có cấu tạo bê tông cốt thép, thành phần dầm móng có hình chữ nhật, chữ T hoặc hình thang.
Về vị trí: Đà kiềng nằm ở vị trí chân cột và cao hơn đài móng. Còn giằng móng sẽ nằm bên ngoài, ở giữa mặt trong của cột, tùy vào vị trí của tường.
Về vai trò: Đà kiểng có vai trò nối các chân cột lại với nhau, có thể chịu tải tường ngang dồn xuống móng, và được ứng dụng để đỡ tường xây. Giằng móng lại lại giúp liên kết móng hoặc kết cấu trên móng lại để tăng cường độ cứng của toàn hệ.
Khả năng chịu lực: Đà kiềng có thể chịu lực uốn kéo, võng còn giằng móng lại có thể giữ lực kéo và vòng.
Với những công trình có quy mô lớn sẽ cần thời gian để thi công nhanh chóng. Cốp pha đà kiềng thường được thi công bằng gạch để chắc chắn. Cách làm này sẽ tốn thêm chi phí nhưng thời gian sẽ được rút ngắn và có được sự ổn định.
Bước 1: Buộc thép đà kiềng thành khung, sau đó lắp vào vị trí. Sau đó buộc tiếp các viên kê có độ dày khoảng 30mm vào cốt thép bên ngoài cốp pha. Việc này sẽ đảm bảo chiều dày của các lớp bê tông đủ dày để bảo vệ cốt thép tốt nhất.
Bước 2: Tiếp theo sẽ tiến hành gia công lắp các ván gỗ theo khuôn. Ván gỗ sau đó sẽ được gia công để đóng thành hộp và tập kết lại. Sau đó đặt ván khuôn vào đúng vị trí của nó, điều chỉnh cho đúng với vị trí theo thiết kế. Điều chỉnh xong sẽ dùng cây gỗ để cố định ván khuôn.
Bước 3: Đổ bê tông thường được dùng mác 200, sau đó làm vệ sinh ván, khuôn, cốt thép. Tiếp đó mới tiến hành nghiệm thu ván khuôn và cốt thép.
Bước 4: Để bê tông lên và đầm kỹ bằng đầm dùi.
Bước 5: Tháo dỡ ván khuôn và đổ bê tông khoảng 1 ngày thì tháo cốp pha. Tháo ván khuôn cần làm đúng kỹ thuật theo yêu cầu để tránh làm sứt mẻ các phần bê tông.
Cách bố trí thép đà kiềng trong xây dựng là điều được rất nhiều người quan tâm. Nội dung bên trên đã giúp bạn phân biệt giữa đà kiềng và giằng móng chi tiết nhất. Để được tư, vấn hỗ trợ chi tiết, chính xác nhất trong thi công công trình hãy liên hệ đến công ty Nhất Nghệ theo số điện thoại 0786776868 hoặc qua trang web Nhatnghe.net.
Tác giả bài viết: Mai Thoa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn