Theo quy định hồ sơ pháp lý của dự án xây dựng phải được thực hiện đúng quy trình và đầy đủ thủ tục. Tuy nhiên để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý, mọi người cần phải tìm hiểu thật kỹ. Nếu chưa nắm được hồ sơ bao gồm những gì và quy trình thực hiện, cách kiểm tra tính pháp lý như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết sau.
Pháp lý dự án là những giấy tờ, hồ sơ quan trọng mà một dự án đầu tư cần phải chuẩn bị đầy đủ theo quy định của pháp luật. Điển hình nhất cho tính pháp lý của dự án đó chính là quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Ngoài ra còn phải có giấy phép xây dựng, chứng nhận quyền sử dụng đất…
Mọi thủ tục được yêu cầu đều gắn liền với dự án xây dựng trong suốt quá trình từ khi chuẩn bị, triển khai đến khi kết thúc. Vì vậy chủ dự án cần phải thực hiện đầy đủ và tuần tự theo các bước để đảm bảo dự án được thực hiện hiệu quả.
Như đã nói, hồ sơ pháp lý của dự án bao gồm rất nhiều loại giấy tờ, thủ tục khác nhau. Bên dưới sẽ là những điều kiện quan trọng trong một bộ hồ sơ mà bạn có thể tham khảo.
Đây là loại giấy tờ thể hiện sự chứng nhận hành nghề của một đơn vị, kinh doanh nào đó. Một bộ hồ sơ pháp lý xây dựng cần phải có giấy phép kinh doanh để đảm bảo sự uy tín, đáng tin cậy với khách hàng.
Mỗi dự án xây dựng sẽ có một sổ hồng riêng biệt. Vì vậy mà nó có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc mua bán, giao dịch bất động sản. Dựa trên sổ hồng của từng khu vực, mọi người sẽ xác định được quyền sở hữu dự án đó thuộc về ai? có phải là người đang thực hiện giao dịch không. Việc này sẽ tránh được tình trạng rủi ro về lừa đảo.
Những điều kiện cần có trong hồ sơ pháp lý của dự án
Đây là một trong những bản quy hoạch được sử dụng rộng rãi và cơ bản nhất trong các công trình xây dựng. Song song với bản quy hoạch này thì bản quy hoạch 1/2000 cũng được áp dụng để đảm bảo tính thống nhất. Giúp xác minh được sự minh bạch và rõ ràng của dự án đang được tiến hành.
Trong bản quy hoạch 1/500 sẽ có đầy đủ các yếu tố quan trọng để người xem nắm được. Bao gồm dân số, hạ tầng xã hội, không gian kiến trúc…. Dựa trên những thông số này sẽ giúp giá soát, đối chiếu với thực tế để phát hiện sai sót. Đảm bảo hạn chế rủi ro xảy ra ở mức cao nhất.
Cũng như giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ mang tính pháp lý được cấp bởi Nhà nước. Theo quy định thì mọi dự án xây dựng đều phải được cấp phép xây dựng mới được tiến hành. Nếu không đảm bảo yếu tố này sẽ bị xử phạt hành chính nặng. Thậm chí có thể bị yêu cầu tháo dỡ công trình không thỏa thuận.
Đây là một loại giấy tờ được lập nên sau khi đã thi công phần móng xong. Trong mọi dự án mua bán, giao dịch bất động sản đều yêu cầu biên bản này. Điều này đảm bảo quá trình ký hợp đồng mua bán sẽ diễn ra một cách thuận lợi, tránh tổn thất không nhỏ từ đôi bên.
Đây là việc giúp đảm bảo nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với dự án. Trường hợp chủ đầu tư không xây dựng dự án hoặc gặp rủi ro thì sẽ có ngân hàng thay mặt chịu trách nhiệm hoàn tiền lại cho khách hàng. Ngoài những thủ tục hồ sơ bên trên thì chủ đầu tư cần phải chuẩn bị một số yêu cầu giấy phép khác như:
Giấy phép đảm bảo môi trường.
Phòng cháy chữa cháy
Quy hoạch 1/2000
Hồ sơ chuyển nhượng dự án
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý để dự án được tiến hành nhanh chóng
Thực tế, không phải nhà đầu tư nào cũng đưa hết các hồ sơ pháp lý của dự án cho khách hàng. Hơn nữa những văn bản pháp luật cũng khá nhiều, chồng chéo, rối rắm. Vì vậy việc tìm hiểu đối với hầu hết người mua cũng không đơn giản. Tới khi xem thực tế, người mua cũng khó xác định được tính xác thực. Vì vậy để kiểm tra tính pháp lý của dự án bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
Tham khảo thông tin từ sale bán hàng về các văn bản pháp lý.
Đến thực tế dự án để xem tiến độ thi công như thế nào?
Kiểm tra trên các trang thông tin của báo chí, cơ quan nhà nước đã được công bố.
Điểm mấu chốt và quan trọng nhất lựa chọn một dự án nào đó là sự uy tín từ chủ đầu tư. Bạn có thể tìm hiểu các dự án mà chủ đầu tư đã triển khai. Xem dự án có được bàn giao đúng thời gian không, chất lượng công trình như thế nào, sổ hồng có được cấp ngay không? Đây là những vấn đề mà bạn có thể tìm hiểu để đánh giá có nên lựa chọn không.
Ngoài ra còn một cách khác để kiểm tra tính pháp lý đó là vay từ ngân hàng. Bạn có thể vay thêm tiền từ ngân hàng với mục đích mua nhà. Bởi ngân hàng là bên thẩm định dự án tốt nhất. Họ có thể cho vay 60 - 70% giá hợp đồng nếu đó là dự án an toàn, đảm bảo.
Cách kiểm tra tính pháp lý của dự án xây dựng
Quy trình pháp lý của một dự án xây dựng cần được thực hiện một cách đầy đủ theo quy định. Vì vậy mà chủ đầu tư cần tìm hiểu để biết được các hồ sơ pháp lý của dự án mà mình cần làm là gì. Việc này sẽ giúp dự án được tiến hành thuận lợi, không gặp khó khăn và chậm tiến độ. Sau đây là các bước trong quy trình pháp lý dự án cần thực hiện:
Bước 1: Trước tiên cần phê duyệt danh mục của dự án.
Bước 2: Xin chủ trương từ nhà đầu tư hay còn gọi là đấu thầu công khai nhà đầu tư.
Bước 3: Phê duyệt quy hoạch 1/500
Bước 4: Chấp thuận theo chủ trương đầu tư hoặc đấu giá trúng khu đất dự án.
Bước 5: Thực hiện quyết định giải tỏa đền bù
Bước 6: Thực hiện xong việc giải tỏa đền bù.
Bước 7: Quyết định giao đất
Bước 8: Cấp giấy phép xây dựng
Bước 9: Thi công hoàn thiện hạ tầng dựa trên giấy phép xây dựng.
Bước 10: Nộp thuế sử dụng đất và nghiệm thu hạ tầng xây dựng.
Bước 11: Ra sổ đỏ tổng theo giấy phép xây dựng và tiến hành nộp thuế và đảm bảo điều kiện mở bán công khai.
Bước 12: Ra sổ đỏ cho từng lô.
Quy trình pháp lý dự án đầy đủ
Hồ sơ pháp lý của dự án xây dựng có rất nhiều thủ tục, giấy tờ khác nhau. Để dự án được thực hiện thuận lợi, hạn chế khó khăn thì chủ đầu tư cần chuẩn bị và thực hiện đúng quy trình. Để có thêm thông tin và được tư vấn chi tiết nhất về hồ sơ pháp lý bạn hãy liên hệ đến công ty Nhất Nghệ qua Hotline: 0786776868 nhé.
Tác giả bài viết: Mai Thoa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn