Việc xử lý nền đất yếu khi xây dựng công trình đóng vai trò rất quan trọng. Thông thường tùy thuộc vào đặc điểm công trình, đặc điểm của nền đất mà người thiết kế đưa ra các phương pháp xử lý nền đất yếu phù hợp.
Nền đất đóng vai trò vô cùng quan trọng khi tiến hành xây dựng công trình. Nền đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp chất lượng và tuổi thọ của công trình xây dựng. Để nhận biết nền đất và lựa chọn các phương pháp xử lý nền đất yếu phù hợp cần dựa vào định tính và định lượng.
Dựa vào định tính thì đất nền yếu là loại đất không đủ khả năng chịu được tải trọng của công trình bên trên. Nói chúng nền đất này không đủ chặt chẽ và không đủ cơ sở khoa học để xây dựng các công trình nhà cửa, đường xá, đê đập…
Dựa vào định lượng thì đất yếu là loại đất có sức chịu tải trọng kém, dễ bị biến dạng dưới tác dụng của tải trọng của các công trình xây dựng như nhà cửa, đường xá, đê đập…
Các loại nền đất nào thường yếu và các phương pháp xử lý nền đất yếu nào thường được áp dụng. Dưới đây là các loại nền đất yếu chủ yếu và thường gặp:
Đối với đất sét mềm: Loại đất này thường được chia làm đất sét hoặc á sét tương đối chặt. Đất sét thường ở trạng thái bão hòa nước, có cường độ thấp.
Đối với đất bùn: Đây là loại đất hình thành trong môi trường nước, ở trạng thái luôn no nước, thành phần hạt rất mịn, hệ số rỗng rất lớn, nền đất rất yếu, chịu tải kém.
Đối với đất than bùn: Nền đất than bùn rấy yếu do có nguồn gốc do kết quả phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy. Nền đất này rất yếu nên rất khó để xây dựng công trình.
Đối với đất cát chảy: Đây là loại đất cát mịn, kết cấu đất có dạng hạt rời rạc, đất có thể bị nén chặt hoặc pha loãng. Đất cát chịu tải trọng động sẽ có trạng thái chảy.
Đối với đất bazan: Đây là loại đất có nền yếu, có độ rỗng, khả năng thấm nước cao, rất dễ bị lún sụt nên khó xây dựng công trình nếu không xử lý được. Đối với loại đất này, sẽ có các phương pháp xử lý nền đất yếu phù hợp.
Để có thể xây dựng công trình trên các nền đất có địa chất yếu đồi hỏi phải lựa chọn được các phương pháp xử lý nền đất yếu phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo:
Phương pháp bấc thấm: Phương pháp này có tác dụng thấm thẳng đứng, đẩy nhanh quá trình thoát nước, làm giảm độ rỗng, tăng dung trọng. Phương pháp này giúp cố kết của nền đất yếu, tăng sức chịu tải và làm cho nền đất đạt độ lún đúng tiêu chuẩn xây dựng.
Phương pháp Cố kết động: Phương pháp này vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí. Để kiểm tra hiệu quả của giải pháp này cần được sử dụng các thiết bị khảo sát.
Cọc cát đầm: Phương pháp này giúp tăng sức chịu tải và rút ngắn thời gian củng cố độ bền của đất nền. Đây là giải pháp công nghệ xử lý nền nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Cọc đất vôi, đất xi măng: Phương pháp này được dùng rộng rãi để xử lý đất nền. Đây là giải pháp hiệu quả, giúp tăng cường độ ổn định của nền nhanh chóng. Và đây cũng là một trong các phương pháp xử lý nền đất yếu rất được đánh giá cao.
Phương pháp gia tải trước: Phương pháp này mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp xử lý nền móng trên nền đất yếu hiệu quả. Khi ứng dụng phương pháp này cần phải đánh giá độ ổn định của nền dưới tải trọng tác dụng.
Dùng cọc tre và cọc tràm: Phương pháp xử lý nền móng trên nền đất yếu này rất thông dụng tại Việt Nam. Giải pháp này giúp tiết kiệm chi phí, giúp gia cố nền đất hiệu quả. Tuy nhiên giải pháp này chỉ có tác dụng cho công trình vừa và nhỏ.
Nền đất yếu tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho các công trình xây dựng. Hiện nay có rất nhiều biện pháp xử lý nền đất phù hợp để có thể khắc phục tình trạng nền yếu. Trong thực tế, cần căn cứ vào điều kiện địa chất công trình để sử dụng các biện pháp xử lý nền đất thích hợp. Tùy theo địa chất mà có thể lựa chọn một hoặc sử dụng kết hợp tổ hợp nhiều biện pháp để khắc phục.
Bài viết hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu tường tận hơn về các phương pháp xử lý nền đất yếu và cách nhận biết nền đất yếu. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về xây dựng, các bạn hãy truy cập vào website vncons.edu.vn để cập nhật thông tin cũng như đặt câu hỏi để được giải đáp.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn