Để có thể làm việc suôn sẻ trong ngành xây dựng, việc nghiên cứu và nắm bắt các quy định, nguyên tắc, điều khoản là không hề dư thừa. Trong bài viết này, Nhất Nghệ sẽ giải đáp cho bạn đọc về khái niệm công trình dân dụng là gì và những yếu tố liên quan. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Công trình dân dụng là gì?
Theo quy định tại tiểu mục 1.5 Mục 1 của “Quy định chuẩn kỹ thuật quốc gia Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị” do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 12/2012/TT-BXD thì: Công trình dân dụng là công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng.
Theo đó, công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.
Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ
Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại.
Trên đây là nội dung quy định về khái niệm công trình dân dụng là gì. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 12/2012/TT-BXD hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới bài viết để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc, các bạn nhé!
Vai trò của các công trình dân dụng
Như chúng ta đã biết, ngành xây dựng là một trong những ngành trọng điểm của mỗi quốc gia, ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển và phồn vinh của toàn xã hội. Vì thế nên, xây dựng các công trình dân dụng cũng vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể như:
Về chính trị: đây là sự thể hiện cho đường lối phát triển và tầm nhìn của một quốc gia cũng như chính sách của nhà nước.
Về kinh tế: các công trình dân dụng góp phần làm tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhóm ngành kinh tế khác phát triển mạnh mẽ.
Về ngoại thương: tăng cường tiềm lực quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế, mang đến sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Về xã hội: góp phần ổn định, cải thiện cuộc sống và tạo cơ hội việc làm cho người dân.
Phân cấp công trình dân dụng
Dựa vào quy định về phân cấp công trình xây dựng, công trình dân dụng được phân loại theo những cấp sau:
Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hay bằng 15.000m2 ( ≥15.000m2) hay có chiều cao trên hay bằng 30 tầng (≥30 tầng).
Công trình dân dụng cấp 1: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 (từ 10.000m2 < 15.000m2) hay có chiều cao từ 20 đến 29 tầng.
Công trình dân dụng cấp 2: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 (từ 5.000m2 < 10.000m2) hay có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.
Công trình dân dụng cấp 3: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 (từ 1.000m2 < 5.000m2) hay có chiều cao từ 4 đến 8 tầng.
Công trình dân dụng cấp 4: Là nhà ở có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hay có chiều cao nhỏ hơn hay bằng 3 tầng ( ≤ 3 tầng).
Các nhân tố quan trọng trong ngành xây dựng công trình dân dụng
Bên cạnh tìm hiểu xây dựng công trình dân dụng là gì, các nhân tố góp phần nên sự thành công của công trình dân dụng cũng vô cùng đáng lưu ý. Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, các công việc từ khâu chuẩn bị cho đến khi hoàn thành đều đòi hỏi đến sự phối hợp nhịp nhàng của các nhân tố:
Nhà quản lý dự án
Đơn vị thầu thi công chính và phụ
Kỹ sư tư vấn thiết kế, kiến trúc sư
Kỹ sư thi công, giám sát, công nhân viên,...
Với những chia sẻ trên đây, hi vọng các bạn đã tìm được cho mình giải đáp về công trình dân dụng là gì. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.