GIẢI ĐÁP THẮC MẮC GFA LÀ GÌ VÀ VAI TRÒ CỦA GFA TRONG XÂY DỰNG

Thứ hai - 18/01/2021 23:19
Trong lĩnh vực xây dựng, GFA là gì? GFA có vai trò như thế nào trong xây dựng? Một công trình xây dựng có nhất thiết phải có GFA? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi làm việc trong môi trường xây dựng. Có thể nói, khái niệm GFA là gì vẫn còn quá xa lạ đối với nhiều người. Do đó, có rất nhiều người vẫn chưa biết đến phương pháp đo số liệu thông minh này. Trong bài viết ngày hôm nay, trung tâm đào tạo kỹ sư Nhất Nghệ xin chia sẻ tới bạn đọc một vài thông tin chi tiết về GFA để giúp bạn phần nào hiểu được GFA là gì. 

 

Định nghĩa GFA là gì trong lĩnh vực xây dựng

Như chúng ta đã biết, trong tất cả các lĩnh vực có rất nhiều những cụm từ hoặc từ viết tắt với ý nghĩa riêng biệt. Đối với lĩnh vực xây dựng cũng vậy, GFA viết tắt từ cụm từ Gross floor area, nó có nghĩa là tổng diện tích của sàn xây dựng ( bao gồm khu vực bên ngoài ở mỗi tầng, các khu vực chứa bên trong các bức tường cùng với độ dày các bức tường). GFA được xem như là cơ sở để tính hệ số sử dụng đất, nhằm hạn chế tải chất lên các hệ thống kỹ thuật hạ tầng của một khu vực nào đó. 

GFA la gi
GFA là gì

Chính vì thế mà có một số kích thước sẽ không được tính gộp vào diện tích sàn xây dựng: diện tích để làm hành lang giao thông chung giữa các khối nhà, nơi để xe máy ô tô, diện tích các hầm, tầng kỹ thuật, tầng mái, sân vườn trên không nối các khối nhà và tầng mái.Những diện tích này sẽ không là số liệu để xác định quyền sở hữu đất.

Nói một cách đơn giản, GFA là gì? Nó là tổng diện tích không gian của một tòa nhà nào đó (bao gồm tầng hầm, tầng lửng, tầng nổi trung gian, các ngôi nhà áp mái có chiều cao từ 2,2 mét trở lên).

Vai trò của GFA trong lĩnh vực xây dựng là gì?

Sau khi đã cùng Nhất Nghệ lý giải được câu hỏi GFA là gì thì điều tiếp theo mà bạn nên tìm hiểu thêm đó là GFA có vai trò như thế nào trong lĩnh vực xây dựng.

Với mục đích nhằm khống chế tải chất lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật của một khu vực, GFA giữ một vai trò rất quan trọng đối với các công trình xây dựng. Đầu tiên, GFA là được xem như là cơ sở để tính toán hệ số sử dụng đất. Qua đó, chúng ta có thể tiến hành tính toán, đặt vị trí các phòng, không gian sinh hoạt và làm việc sao cho phù hợp với diện tích của sàn xây dựng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể dự trù được các khoản chi phí dùng trong dự án xây dựng. Đồng thời FGA còn có thể giúp chúng ta sớm đưa ra những phương án thi công, thiết kế và  trang trí nội thất, ngoại thất sao cho thích hợp nhất. 

Chưa dừng lại ở đó, GFA còn giúp các kỹ sư triển khai ý tưởng thiết kế công trình, bố trí và sắp xếp các tổ hợp kiến trúc một cách hợp lý. Nó còn cho phép các kỹ sư tính toán và dự trù các phương án thi công dự phòng. 

Thông qua GFA, các phép tính toán liên quan đến các nguyên vật liệu, nhân công hay thời gian để hoàn thành một công trình cũng được đưa ra nhanh chóng. Chính vì điều này mà việc tính toán GFA đòi hỏi chúng ta phải có sự tỉ mỉ và độ chính xác cao để các bước tiếp theo hoàn thành công trình được diễn ra suôn sẻ.

GFA - công cụ không thể thiếu dành cho bạn

Có thể nói, GFA có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các công trình lớn, đặc biệt là những công trình phức tạp và đòi hỏi tính tỉ mỉ cao. Bởi GFA  là số liệu được coi như là nền móng để làm nên những công trình lớn. Ngoài ra, đây cũng là điều kiện cần thiết để làm hồ sơ xin cấp phép thi công công trình. 

Qua những thông tin mà trung tâm đào tạo kỹ sư Nhất Nghệ đã cung cấp trong bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ tìm được đáp án cho thắc mắc GFA là gì. Qua đó có thể hiểu được ý nghĩa của cụm từ GFA trong lĩnh vực xây dựng. 

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây