​​​​​​​Ưu Nhược Điểm Của Giếng Trời Khi Xây Nhà

Chủ nhật - 14/08/2022 05:54
Giếng trời giúp ngôi nhà nhận đủ ánh sáng tự nhiên và trở nên thoáng mát hơn. Tuy nhiên bạn nên biết ưu nhược điểm của giếng trời để cân nhắc khi lựa chọn thiết kế này cho ngôi nhà của mình

Thiết kế giếng trời là ý tưởng độc đáo giúp ngôi nhà nhận đủ ánh sáng tự nhiên và trở nên thoáng mát hơn. Tuy nhiên, thiết kế nào cũng sẽ có mặt tốt và những điểm hạn chế. Dưới đây là ưu nhược điểm của giếng trời khi xây nhà để bạn có những cân nhắc khi lựa chọn thiết kế này cho ngôi nhà của mình nhé.

Ưu điểm của giếng trời khi xây nhà

 

1659952519
Thiết kế giếng trời là ý tưởng độc đáo giúp ngôi nhà nhận đủ ánh sáng tự nhiên và trở nên thoáng mát hơn.

Thiết kế giếng trời trong những ngôi nhà phố trở nên phổ biến và rất được ưa chuộng hiện nay. Ưu điểm của thiết kế giếng trời đó là:

  • Lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà: Giếng trời là giải pháp tối ưu nhằm cung cấp ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà bằng quá trình chiếu sáng. Nói một cách đơn giản là tạo một khoảng trống trong ngôi nhà để ánh sáng chiếu đều khắp không gian. 

  • Thông gió, điều hòa không khí: GIếng trời có khả năng hút gió rất tốt, không khí mát sẽ được hút vào bên trong ngôi nhà, giúp ngôi nhà thoáng mát hơn, trong lành và dễ chịu hơn.

  • Tiết kiệm điện năng: giếng trời lấy ánh sáng tự nhiên nên vào ban ngày, thay vì phải bật đèn trong nhà thì ánh sáng từ giếng sẽ giúp chiếu sáng cho không gian ngôi nhà. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí nhờ vào việc này.

  • Tính thẩm mỹ cao: Giếng trời là một trong những thiết kế của thời kỳ Phục Hưng, được dùng để thiết kế các nhà thờ lớn, bảo tàng cổ. Ngày nay thiết kế này được cách tân để phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người.

1659952521
Giếng trời là nơi cung cấp ánh sáng cho cả ngôi nhà

Giếng trời là một giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật nhằm lấy sáng và thông thoáng tự nhiên. Ngoài ra, đây cũng là một điểm nhấn của ngôi nhà. Thông thường để khai thác tối đa hiệu quả, giếng trời thường được đặt ở khoảng giữa nhà. Vị trí trung tâm đó làm cho giếng trời hút tầm nhìn, gây ấn tượng thị giác và thường được chăm chút rất tỉ mỉ để tạo điểm nhấn đặc biệt. Nó cũng giúp cho các không gian lớn liền kề như phòng sinh hoạt chung, bếp… trở nên đẹp hơn.

Theo phong thủy nhà ở, giếng trời không chỉ giúp lấy sáng, lấy gió tự nhiên mà còn có liên quan đến sức khỏe, tài lộc của các thành viên trong gia đình. Đây là nơi vận chuyển và trao đổi dòng năng lượng ở bên ngoài và bên trong ngôi nhà. Nếu giếng trời được thiết kế đúng cách, đặt ở vị trí phù hợp sẽ mang lại tài lộc, phúc khí cho gia đình.

Nhược điểm của giếng trời khi xây nhà

Ngoài những ưu điểm trên thì giếng trời cũng có một số nhược điểm cụ thể như sau:

Âm thanh vang vọng trong nhà: Giếng trời được ví như 1 cái ống, vì thế âm thanh truyền đi rất vang và rõ. Mọi âm thanh trong ngôi nhà đều được truyền đi rõ ràng nên ảnh hưởng đến sự riêng tư của các thành viên. Do đó gia chủ nên quan tâm đến vấn đề cách âm cho ngôi nhà của mình

Vấn đề thoát nước khi mưa: Nếu giếng trời không có mái che, khi mưa sẽ rất dễ xảy ra tình trạng nước mưa bắn làm bẩn những khu vực xung quanh khác. Đồng thời phía đáy giếng cũng cần phải lắp đặt hệ thống thoát nước để tránh nước tràn vào nhà.

Tình trạng thừa sáng mùa hè: Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống giếng trời, có thể gây thừa sáng, chói lóa. Bởi vậy, sàn, cầu thang gỗ hoặc các đồ đạc trong khu vực này có thể bị phai màu sơn, hư hỏng.

1659952522
Thiết kế giếng trời dần trở nên phổ biến hiện nay

Kinh nghiệm xây giếng trời phù hợp

Nếu đã đọc hết những ưu nhược điểm của giếng trời mà bạn vẫn quyết định xây dựng giếng trong ngôi nhà của mình thì cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu thiết kế giếng trời có mái che thì phải có giải pháp phù hợp để tạo sự thông thoáng, tránh mưa to, gió lớn làm nước mưa rơi xuống nhà.

  • Nên thiết kế giếng trời cùng với những vật dụng trang trí như: cây cảnh treo, đèn chiếu sáng trang trí,… 

  • Nếu dưới giếng trời không phải khu vực tiểu cảnh mà là không gian sinh hoạt, nơi qua lại thì không nên treo đèn, chậu cây cũng như các vật trang trí to ở phía trên để đảm bảo an toàn.

  • Hành lang, cửa sổ, cầu thang tiếp giáp với giếng thì cần có lan can, hoa sắt để đảm bảo một số tiêu chuẩn an toàn như chiều cao, khoảng cách khe hở,…

Với những ưu nhược điểm của giếng trời kể trên, chắc hẳn bạn đã có quyết định phù hợp cho ngôi nhà của mình. Dù thiết kế theo phong cách nào đi thì điều quan trọng vẫn là sự thoải mái cho các thành viên và cảm giác ấm cúng trong ngôi nhà. Chúc bạn sẽ có một ngôi nhà đẹp và phù hợp cho bản thân.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây