Đối với bất kỳ công trình xây dựng nào, phần dầm móng hay sàn nhà đều rất quan trọng. Theo đó để đảm bảo độ vững chắc và khả năng chịu lực của công trình, kết cấu sàn thép cần phải đúng tiêu chuẩn, không bị nứt hay thấm nước. Bạn có thể lựa chọn kết cấu thép 1 lớp, kết cấu thép 2 lớp,… tuỳ theo yêu cầu công trình xây dựng. Cùng theo chân bài viết tìm hiểu ngay khi nào nên bố trí thép sàn 1 lớp và các bước bố trí thép sàn sao cho đạt chuẩn nhất nhé!
Thông thường trong lĩnh vực xây dựng hiện nay có rất nhiều loại thép sàn với các mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi loại thép sàn đều có thiết kế thép khác nhau phụ thuộc vào đặc thù, công dụng làm việc của chúng. Theo đó, thép sàn 1 lớp cực kỳ thích hợp với những tấm sàn đơn lẻ trên nền đất. Hay những loại sàn đơn giản kê 2 cạnh, sàn có sơ đồ tính theo hệ công xôn (console). Lúc này thép sàn 1 lớp có đường nội lực theo một hướng nhất định, do đó bạn có thể bố trí trong những trường hợp như sau:
– Sàn mái che liên kết ngầm với lanh tô hoặc trên đầu cửa kê 1 cạnh vào tường, sàn ô văng. Với loại sàn này bạn nên bố trí thép sàn 1 lớp trên cho momen âm.
– Sàn tấm đan đơn giản cho hố gas, bể phốt, nắp hầm chứa,…trong nhà hay các công trình công cộng. Ở sàn này bạn nên lắp đặt thép sàn 1 lớp dưới chịu momen dương.
Đối với nhà dân, bạn hãy chú ý lắp đặt thêm 1 lớp sắt 10 ngay tại vị trí gối chịu momen âm để đảm bảo khả năng chịu lực của bản sàn.
Hiện nay, hầu hết trong các công trình xây dựng đều sử dụng kết cấu thép sàn. Một thép sàn đạt chuẩn sẽ giúp công trình đảm bảo độ bền vững và chắc chắn. Với tầm quan trọng của kết cấu thép sàn xây dựng, bạn hãy nhanh tay lưu ngay các bước bố trí thép sàn đạt chuẩn như sau:
Bước 1: Trước hết, bạn cần bố trí bô thép ở dưới và bô thép theo cạnh ngắn trước. Tiếp đến, tiến hành bô thép lớp dưới theo chiều cạnh dài neo được tính từ mép dầm và móc xuống các thép. Lưu ý, bạn cần phải đánh dấu trên các thanh thép chủ dầm trước lúc dải thép bằng bút mực hoặc bút xóa để dễ dàng xác định đúng vị trí.
Bước 2: Bắt đầu tiến hành bô thép gối (thép chịu momen âm). Chiều dài neo của thép gối được tính từ mép dầm đến hết chiều dài của thép theo đúng kích thước quy định.
Bước 3: Sau khi bô thép gối, bạn cần chuẩn bị thép cấu tạo loại Ø8 A200 hoặc A300 để giữ khung.
Bước 4: Dùng các cục kê tạo lớp bảo vệ bê tông sàn.
Bước 5: Ở bước này, các thép phương ngắn sẽ nằm ở trên. Tại vị trí 2 thép gối chồng nhau bắt buộc đi đủ.
Trường hợp với loại thép mũ bạn không nên sử dụng Ø6, Ø8 vì nếu đổ bê tông vật liệu và nhỡ người dẫm lên sẽ làm mất chiều cao tiêu chuẩn của thép gối do bị lún xuống. Chính vì vậy, bạn hãy sử dụng loại Ø10 trở lên nhé!
Kết cấu thép sàn 1 lớp sở hữu ưu điểm vượt đó là tỷ lệ cường độ trên tổng tải trọng công trình cao. Điều này có nghĩa cấu trúc tải trọng dù có lớn đến đâu thì phần thép sàn 1 lớp đều nhỏ và nhẹ hơn nhiều so với các vật liệu xây dựng khác. Không những vậy, thép sàn 1 lớp còn có kết cấu rất linh hoạt và dễ dàng được sản xuất hàng loạt đáp ứng đủ nhu cầu.
Thép sàn 1 lớp có khả năng thích ứng, bạn có thể dễ dàng yêu cầu sửa đổi, mở rộng. Tuỳ thuộc vào phần dầm của công trình và tải trọng mà độ an toàn của kết cấu thép sàn 1 lớp sẽ khác nhau. Bạn có thể thực hiện thi công thép sàn 1 lớp một cách nhanh chóng nếu phần dầm công trình vững chãi và chắc chắn. Ngược lại, với các công trình nhiều tầng, rất khó để bố trí thép sàn 1 lớp vì có thể làm yếu phần móng và phần dầm.
Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin về việc nên bố trí thép sàn 1 lớp khi nào và các bước bố trí thép sàn sao cho đạt chuẩn nhất. Hãy lưu ngay bài viết hữu ích này để vận dụng khi thi công nhé!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn