Tường gạch được sử dụng phổ biến trong xây dựng, đặc biệt là xây dựng nhà ở. Việc nắm được tiêu chuẩn nghiệm thu xây tường gạch là gì sẽ giúp bạn đánh giá được chất lượng công trình sau khi hoàn thành. Điều này sẽ quyết định đến tuổi thọ cũng như tính an toàn của công trình đó. Cùng tìm hiểu các tiêu chuẩn xây và nghiệm thu được chia sẻ sau đây.
Ở bất kỳ công trình hay dự án xây dựng nào thì cũng đều cần trải qua quá trình nghiệm thu. Trước khi tìm hiểu về tiêu chuẩn nghiệm thu xây tường gạch là gì thì bạn cần biết tiêu chuẩn nghiệm thu cơ bản như thế nào. Đây được gọi là quá trình kiểm tra, đánh giá công trình sau khi hoàn thành. Công trình được nghiệm thu hay không sẽ dựa vào các kết quả đánh giá thu nhận được.
Nghiệm thu công trình, đặc biệt là các công trình lớn sẽ được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nếu đạt các tiêu chí đánh giá và nghiệm thu sẽ được bàn giao và sử dụng. Ngược lại nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ yêu cầu sửa chữa. Tiêu chuẩn để nghiệm thu một công trình bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Nó bao gồm nghiệm thu về việc xây dựng, nghiệm thu từng giai đoạn thi công, nghiệm thu kết quả sau khi hoàn thành và các hạng mục.
Tiêu chuẩn của việc nghiệm thu sẽ được thể hiện trên hồ sơ, tài liệu, hợp đồng kinh tế kỹ thuật giữa bên thầu và bên xây dựng. Đồng thời là dựa trên cơ sở quy định của nhà nước, pháp luật liên quan đến xây dựng và cuối cùng là tiêu chuẩn kỹ thuật.
Các tiêu chuẩn xây tường gạch sẽ được phân làm 3 loại. Đó là đối với gạch, tiêu chuẩn khi xây dựng ở tường nhà ở và xây tường gạch 1m2 thông thường. Cụ thể như sau:
Có rất nhiều loại gạch có thể sử dụng để xây dựng tường. Như gạch chỉ thông tâm, gạch máy đặc, gạch chỉ thủ công đặc, bạch ba danh, gạch làm bằng xỉ than, gạch đất ong, gạch đất nung 4-6 lỗ… Tùy theo nhu cầu và đặc điểm của từng công trình mà bạn có thể lựa chọn được loại gạch phù hợp. Tuy nhiên tiêu chuẩn của một viên gạch đạt chuẩn sẽ có đặc điểm như sau:
Kích thước của gạch là 220x105x55mm
Khối lượng của một viên gạch là 2,5-3kg
Cường độ chịu lực của gạch thủ công là R=35-75kg/cm2
Cường độ chịu lực ép của một viên gạch là 75-200kg/cm2
Bên cạnh đó cũng cần phải lưu ý đến chiều dài của viên gạch. Chiều dài tiêu chuẩn được tính bằng 2 lần chiều rộng cộng thêm mạch 10mm nữa. Trong quá trình xây dựng, bạn có thể xoay dọc hoặc ngang để ăn khớp với nhau. Vữa xây cần có chiều rộng khoảng 10-12mm.
Tường gạch của nhà ở phổ biến nhất hiện nay sẽ được thi công theo kích thước chuẩn sau đây:
Tường đơn sẽ có độ dày 105mm, bao gồm vữa trát 2 bên là 130-140mm
Tường đôi sẽ có độ dày là 220mm, trong đó độ dày của vữa là 25cm.
Tường 3 viên gạch sẽ có độ dày là 335mm, lớp vữa trát cần dày 37cm.
Tường 4 viên gạch sẽ có độ dày là 45mm, lớp vữa trát sẽ dày 48cm.
Chiều cao của loại tường này cần được đảm bảo đủ độ cứng, sự ổn định khi chịu tác động từ tải trọng đứng, tải trọng ngang. Việc này sẽ giúp công trình chịu lực lớn mà không bị đổ, nứt hay biến dạng.
Mác vữa 75, 50 thì tỷ lệ cao và dày chỉ nên nhỏ hơn hoặc bằng 20.
Khi mác 25 thì tỷ lệ này chỉ nên nhỏ hơn hoặc bằng 13.
Với tường gạch thông thường sẽ có 2 loại cần lưu ý đến tiêu chuẩn khi xây. Đó là:
Đối với tường 10 thì số lượng gạch sẽ tùy từng loại có thể dao động từ 55 - 70 viên. Cát 0,02-0,05 m3, xi măng xây khoảng 5kg.
Đối với tường 20 thì số lượng gạch sẽ dao động từ 110 - 170 viên tùy từng loại gạch khác nhau. Cát khoảng 0,04-0,08m3 và xi măng là 10 kg.
Sau khi đã hoàn tất việc xây tường gạch thì cần phải tiến hành nghiệm thu, kiểm tra. Việc này sẽ đánh giá được chất lượng của công trình như thế nào. Dựa vào thông tin về tiêu chuẩn nghiệm thu xây tường gạch cụ thể sau đây.
Nghiệm thu mức độ hoàn thành công trình dựa trên bản vẽ thiết kế đã có sẵn cùng tài liệu liên quan.
Lập biên bản và chỉ ra rõ những sai lệch.
Quá trình nghiệm thu phải đảm bảo được nguyên tắc xây gạch ở từng vị trí mặt đứng, các góc của khối xây.
Đảm bảo đầy đủ và đúng theo yêu cầu về độ dày của tường, độ dày lớp vữa.
Đối với tường gạch không trát phải có màu sắc đồng đều, mạch xây và miết mạch theo đúng thiết kế.
Nghiệm thu khả năng chịu lực, kết cấu tường móng và vách móng.
Đo độ sai lệch so với bản thiết kế về kích thước, độ xê dịch, vị trí đặt không được lớn hơn so với quy định.
Bên trên là những tiêu chuẩn nghiệm thu xây tường gạch cũng như tiêu chuẩn khi tiến hành xây. Đây là những thông tin đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng tường gạch nhà ở. Vì vậy các bạn hãy tham khảo để có được những kiến thức bổ ích và chính xác. Ngoài ra có thể liên hệ đến công ty Nhất Nghệ theo hotline 0786776868 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhất.
Tác giả bài viết: Mai Thoa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn