Bê tông cốt thép là nguyên vật liệu được áp dụng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong các công trình xây dựng ngày nay. Vậy tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông cốt thép tại Việt Nam là gì? Điều kiện trước khi nghiệm thu có nội dung gì cần lưu ý. Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Bê tông cốt thép là sự kết hợp của bê tông và thép, có khả năng chịu lực cùng độ bền cao, được áp dụng phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay. Đồng thời, sự kết hợp này cũng giúp nâng cao tuổi thọ của các công trình lớn nhỏ dù chịu những tác động từ môi trường xung quanh hay do con người tạo ra.
Các loại thép dẻo và cứng đều chịu được áp lực tải trọng lớn cùng sức kéo tốt, giúp hỗ trợ định vị, cố định, giảm tình trạng nứt, vỡ bề mặt cơ học của bê tông. Còn bê tông có khả năng tản lực cùng sức nén tốt, cấu tạo rắn chắc, giúp bảo vệ thép khỏi bị oxy hóa, bào mòn khác từ môi trường.
Do đó, sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép tạo thành các cấu kiện làm kết cấu chịu lực của công trình. Có thể nói, bê tông và cốt thép bổ trợ cho nhau vô cùng hoàn hảo. Bê tông cốt thép đóng vai trò thiết yếu giúp nâng tầm chất lượng các công trình xây dựng hiện nay.
Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông cốt thép cũng rất quan trọng sau các công đoạn theo dõi thi công, thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông cốt thép.
Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn: Điều này giúp đảm bảo chất lượng công trình thi công và là cơ sở khẳng định bê tông cốt thép được thực hiện theo đúng quy định.
Kiểm tra chất lượng bê tông cốt thép bao gồm các quy trình như:
Nguyên vật liệu đổ bê tông, cốt thép, cốp pha và điều khoản bảo quản vật liệu phải đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Các thiết bị cân đo, nhào, trộn và dụng cụ thi công, phương tiện vận chuyển bê tông cốt thép nói chung phải đạt được chất lượng nhất định.
Các công đoạn chuẩn bị khối đổ, các bộ phận thi công (chuẩn bị nền, đặt cốp pha, giàn giáo chống đỡ…) đều phải đạt tiêu chuẩn.
Đã hoàn thành hình dáng bê tông cốt thép và các kết cấu khác.
Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông cốt thép cần những yêu cầu cao cũng như căn cứ vào các hồ sơ theo tiêu chuẩn nghiệm thu của Việt Nam. Những hồ sơ và tài liệu cần có bao gồm:
Chất lượng cốt thép (theo biên bản nghiệm thu trước lúc đổ bê tông).
Chất lượng bê tông (từ kết quả thử mẫu, quan sát bằng mắt ở hiện trường).
Hình dáng, kích thước, vị trí kết cấu bê tông cốt thép, các chi tiết có sẵn, khe co giãn so với thiết kế.
Bản vẽ thiết kế của từng loại kết cấu.
Bản vẽ thiết kế cho phép thay đổi các chi tiết và bộ phận thi công.
Kết quả kiểm tra chất lượng bê tông trên các mẫu thử và các loại vật liệu khác.
Trước khi đổ bê tông cần có biên bản nghiệm thu cốt thép, cốp pha .
Biên bản nghiệm thu bê tông, nền móng.
Biên bản nghiệm thu trung gian của bộ phận thiết kế.
Sổ nhật ký thi công công trình.
Trước khi nghiệm thu bê tông cốt thép cần tuân thủ một số điều kiện dưới đây:
Phải có các biện pháp đảm bảo an toàn cho cả người thi công và thiết bị, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, bao gồm:
An toàn cho người thi công lắp ghép; an toàn cho người đi qua khu vực thi công; an toàn cho phương tiện, thiết bị, cấu kiện thi công; an toàn về điện; phòng cháy chữa cháy, phòng chống mưa bão đầy đủ.
Cải thiện điều kiện làm việc cho người thi công, đặc biệt là làm việc trên cao; và tổ chức phổ biến về quy chế an toàn lao động cho người lao động trước khi bước vào thi công và nghiệm thu bê tông cốt thép.
Sử dụng các thiết bị, nguyên vật liệu thi công cần tuân thủ các quy định theo tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông cốt thép và các điều kiện có liên quan khác.
Trong quá trình thi công cần có bộ phận giám sát để đảm bảo an toàn cho người xây dựng.
Bê tông cốt thép đảm bảo về độ bền lâu trong quá trình thi công. Công trình phải đảm bảo yêu cầu về an toàn, điều kiện sử dụng khi chịu ảnh hưởng bởi các tác động như tải trọng, điều kiện thời tiết, công nghệ, nhiệt độ, độ ẩm...
Kết cấu ban đầu phải tránh được bất kỳ tác động phá hoại nào. Tránh vi phạm điều kiện sử dụng bình thường làm hại tới cuộc sống, sức khỏe cùng tài sản của con người, ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh...
Kết cấu phải chắc chắn, không xuất hiện vết nứt nào dưới ảnh hưởng khác nhau đã được bàn luận từ trước. Hơn nữa, kết cấu không được có dao động quá mức hoặc tồn tại các hư hỏng khác gây cản trở trong quá trình sử dụng. Trong một số trường hợp cần thiết, kết cấu cần đảm bảo đáp ứng được các chức năng như khả năng cách nhiệt, khả năng cách âm, bảo vệ sinh học....
Đảm bảo chịu được tải trọng lớn và các tác động, khả năng chịu lửa và chống thấm nước, sự biến dạng, độ ẩm tương đối của môi trường...
Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông cốt thép cho phép một số sai lệch trong phạm vi xây dựng có thể chấp nhận được. Cùng Nhất Nghệ tham khảo bảng ước lượng sai lệch khi nghiệm thu bê tông cốt thép dưới đây:
Trên đây là tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông cốt thép tại Việt Nam và những điều cần lưu ý. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức cũng như hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn nghiệm thu tại Việt Nam. Nhất Nghệ xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn