Kiến thức cơ bản của người thợ trong quá trình xây dựng công trình, là phải biết được hàm lượng cốt thép trong bê tông bao nhiêu mới đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đối với những người ngoài ngành họ vẫn chưa thể nắm bắt được thông tin. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến cốt thép.
Trong suốt quá trình xây dựng không thể tránh khỏi những yếu tố ảnh hưởng từ thời tiết. Vì vậy, bắt buộc phải có vật liệu bền và sức nén cao mới có thể giúp công trình đạt đúng tiêu chuẩn. Do đó, người ta phát hiện ra khi đổ bê tông cùng với cốt thép sẽ cho ra một thành phẩm có khả năng chịu lực vô cùng cứng cáp.
Khi hai vật liệu này kết hợp với nhau sẽ tạo ra sức mạnh cộng hưởng và bù trừ cho nhau. Vì bê tông có khả năng chịu lực kéo khá thấp, trong khi cốt thép lại chịu lực nén và lực kéo đều tốt nên sẽ giúp bù trừ cho bê tông. Qua đó, việc kết hợp chúng với nhau sẽ tạo thành kết cấu bê tông cốt thép vô cùng vững chắc, khó để phá dỡ.
Để có một công trình xây dựng đạt chất lượng, buộc những người tham gia quá trình thi công phải tính toán kỹ lưỡng về hàm lượng cốt thép trong bê tông. Do từng bộ phận của công trình như cột, sàn,... đều có hàm lượng thép không giống nhau. Từ việc tính toán trên sẽ dẫn tới chất lượng và sức chịu lực bê tông cốt thép về sau.
Vì để công trình xây dựng được đảm bảo an toàn, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn hàm lượng đạt chuẩn của cốt thép trong bê tông như sau:
Đầu tiên, hàm lượng cốt thép phải đạt tối thiểu là 0,05%, phần giá trị này đảm bảo bê tông cốt thép không bị ăn mòn. Ngoài ra, khi đạt được phần giá trị tối thiểu 0,05% gia tăng khả năng kháng uốn hơn so với bê tông thông thường. Đây cũng là hàm lượng tối thiểu được quy định trong tiêu chuẩn về nghiệm thu công trình.
Kế tiếp, để đạt được sự phối hợp tốt nhất giữa thép và bê tông, người ta đã quy định là giá trị tối phải đạt được 6%. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi số lượng do tùy thuộc vào quá trình sử dụng vật liệu thi công. Nếu không đủ kinh phí, bạn có thể lấy giá trị tối đa là 3%, việc làm như vậy không ảnh hưởng đến kết cấu của công trình.
Cuối cùng là hàm lượng cốt thép có trong dầm phải đạt tối thiểu 2%, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng tỉ số lý tưởng nhất vẫn là từ 1,2% đến 1,5% cho công trình.
Như đã đề cập bên trên, để hàm lượng cốt thép trong bê tông được đạt tiêu chuẩn thì cần người kỹ sư tính toán kỹ lưỡng suốt quá trình thi công. Bởi vậy, ngay sau đây Nhất Nghệ sẽ giới thiệu đến các bạn công thức chung. Công thức tính được hàm lượng thép trong bê tông tiêu chuẩn.
Ngoài việc tìm hiểu về hàm lượng cốt thép trong bê tông, thì việc biết được tỉ lệ thép trong 1m3 bê tông là bao nhiêu cũng không kém phần quan trọng. Vì thế, Nhất Nghệ sẽ chia sẻ cho các bạn biết được tỉ lệ tiêu chuẩn ngay dưới đây.
Một công trình có độ bền cao thì cần phải có vật liệu tốt, do đó bê tông luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều chủ thầu. Chính vì thế, trước khi bắt tay vào xây dựng thì bạn cần phải tìm hiểu, cũng như tính toán kỹ lưỡng về hàm lượng cốt thép trong bê tông nhằm đảm bảo được công trình đạt tiêu chuẩn tốt.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn