Ngày nay, có rất nhiều công trình xây dựng qua một thời gian ngắn đã bị xuống cấp nhanh chóng. Điển hình là tình trạng nứt vỡ tường. Để khắc phục điều này, các chủ thầu đã đưa lưới chống nứt tường ứng dụng vào các công trình thi công. Vậy cách thi công lưới chống nứt tường ra sao? Hãy cùng Nhất Nghệ điểm qua thông tin về lưới chống nứt tường ngay dưới đây.
Có thể thấy rằng, vai trò của lưới chống nứt tường vô cùng quan trọng. Dưới đây, Nhất Nghệ xin đưa ra một số lý do cần có lưới chống nứt tường nên biết.
Dùng lưới chống nứt tường là phương pháp hiệu quả nhất để chống nứt vỡ tường khi cho các mạch vữa tiếp xúc với bề mặt vật liệu ở nhiều cấu trúc khác nhau. Nếu không sử dụng lưới chống nứt tường sẽ giảm hiệu suất của người thi công. Do đó, tận dụng lưới chống nứt tường sẽ giúp hạn chế tối đa rủi ro trong thi công.
Lưới chống nứt tường sẽ giúp đảm bảo chất lượng thi công xây dựng luôn bền bỉ, vững chắc. Với thiết kế các ô lưới hình chữ nhật diện tích nhỏ 1×2 cm đảm bảo an toàn khi thi công xây dựng.
Các mạch vữa kết dính chặt chẽ với bề mặt vật liệu, đảm bảo chất lượng thi công được vững bền. Lưới chống nứt tường có diện tích tương đối lớn, khoảng 1x 6,5-7m, do đó, nó được áp dụng ở nhiều hạng mục công trình lớn nhỏ khác nhau.
Lưới chống nứt tường là công cụ giúp công trình thi công có độ bền chắc hoàn hảo. Đồng thời, nó cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công, rút ngắn quá trình xây dựng hoàn thiện nhanh hơn. Hơn nữa, việc chống nứt của công trình sẽ đem lại cho ngôi nhà được bền lâu, không phải sửa chữa nhiều lần gây tốn kém và bất tiện.
Lý do cần lưới chống nứt tường trong thi công xây dựng
Vậy cách thi công lưới chống nứt tường hiệu quả nhất là gì? Hãy cùng Nhất Nghệ điểm qua một số phương pháp dưới đây nhé.
Sau khi xây hoàn thiện tường gạch, tại các vị trí kết nối giữa tường gạch và cột bê tông cốt thép, tiến hành thi công với lưới chống nứt tường qua các bước sau:
Chuẩn bị tấm lưới chống nứt tường, cắt khổ rộng tối thiểu 30cm.
Tiến hành trải lưới tại các vị trí kết nối dọc giữa cột và tường xây, kết nối ngang giữa dầm và tường xây, vị trí đục ống ME, lanh tô và tường xây, vị trí đặt đế âm thiết bị ME. Dùng đinh thép 2 phân đóng cố định lưới chống nứt vào tường và cột, dầm bê tông cốt thép.
Trát một lớp xi măng mỏng lên chỗ đặt lưới để tăng độ bám dính.
Tiến hành tô trát, trải vữa.
Sau khi lắp đặt hoàn thiện tấm lót sàn vào khung xương sắt, tiến hành tô trát tường hoặc trải vữa sàn qua các bước sau:
Trải lưới chống nứt tường lên bề mặt sàn làm bằng tấm lót sàn cố định lưới bằng vít, đầu dù dài 1p3.
Trải lưới chống nứt tường lên bề mặt vách làm bằng tấm lót sàn cố định lớp lưới với bề mặt tấm lót sàn bằng vít, đầu dù dài 1p3
Trát một lớp xi măng mỏng lên khu vực đã đặt lưới chống nứt tường để tăng độ bám dính của vữa và lưới, sàn.
Tiến hành tô trát, trải vữa.
Với việc đổ sàn giả bê tông, sau khi đã cố định lớp lưới chống nứt tường, tiến hành trải lớp vữa từ 3-4cm lên rồi lót gạch men. Lưu ý, trét thật kỹ hồ dầu vào những vị trí có nguy cơ bị nứt cao như mép cửa, nơi tiếp giáp tường – cột, tường – đà…
Cách thi công lưới chống nứt tường mang lại hiệu quả cao
Trong quá trình thi công lưới chống nứt tường, quý vị cần lưu ý một số điểm sau:
Những vết nứt trên tường nếu không được tô trát cẩn thận sẽ dẫn đến tường bị nứt lan ra ở phạm vi rộng, Điều này vừa làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà, vừa ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
Việc tô tường không đảm bảo kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng đến công tác hoàn thiện sau của ngôi nhà như: ốp gạch không đều, khó ke góc gạch, tạo khe hở khi lắp đặt đồ nội thất…
Do đó, để công trình thi công chắc chắn, quý vị cần tiến hành cách thi công lưới chống nứt tường cẩn thận để tránh những rủi ro về sau.
Tác giả bài viết: Thanh Thủy
Ý kiến bạn đọc