Công đoạn tính cốt thép dầm đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và chất lượng thi công và xây dựng công trình. Vậy các bước tính toán cốt thép dầm và mục đích của việc tính cốt thép dầm là gì? Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
Cốt thép dầm là nền móng của mọi công trình, do đó, việc xác định giá trị cốt thép dầm là công đoạn vô cùng quan trọng nhằm giúp các công trình thi công được chắc chắn và chuẩn chỉnh hơn. Vậy có mấy phương pháp tính toán cốt thép dầm? Theo kinh nghiệm của Nhất Nghệ, thì có 2 phương pháp chính để tính cốt thép dầm.
Dầm được tính toán theo phương pháp:
Tính toán cốt thép dầm theo tiết diện thép để chịu momen.
Tính toán cốt thép dầm theo khả năng chịu lực của cấu kiện để chịu lực cắt.
Khi tính cốt thép dầm theo tiết diện thép, cần phân biệt mômen âm và momen dương để có cách tính khác. Đồng thời xác định momen được tính theo sơ đồ đàn hồi hay sơ đồ dẻo để lấy hệ số hạn chế chiều cao vùng nén phù hợp.
Khi tính cốt thép dầm theo khả năng chịu lực của cấu kiện, cần xác định được momen tính phù hợp cùng khả năng chịu lực của tiết diện thép.
Phương pháp tính cốt thép dầm theo tiết diện thép được thực hiện qua quy trình các bước sau:
Bước 1: Chọn momen tính toán phù hợp.
Bước 2: Lập các thông số kỹ thuật của nguyên vật liệu cần sử dụng trong cấu kiện.
– Cốt thép (gồm thép có khả năng chịu nén và chịu kéo): cường độ tính Rs.
– Bê tông: cường độ nén Rb.
Bước 3: Tiến hành tính toán.
Giả sử:
Tiết diện chữ nhật có chiều rộng b, chiều cao h.
Khoảng cách của tiết diện từ trọng tâm đến mép là a.
Khoảng cách từ trọng tâm cốt thép đến mép bê tông là h0 = h – a .
Khi đó tiến hành các bước tính toán như sau:
Tính cốt thép dầm theo tiết diện thép
Bước 4: Bố trí sắp xếp cốt thép.
Bước 5: Kiểm tra lại các giả thiết tính toán về tiết diện thép, trọng tâm thép…
Tương tư phương pháp tính cốt thép dầm theo tiết diện thép, quy trình tính cốt thép dầm theo khả năng chịu lực của cấu kiện được thực hiện qua 4 bước dưới đây:
Bước 1: Chọn momen tính toán phù hợp.
Bước 2: Lập các thông số của nguyên vật liệu cần sử dụng trong cấu kiện.
Cốt thép (gồm thép chịu nén và thép chịu kéo): cường độ tính Rs.
Bê tông: cường độ nén Rb.
Bước 3: Tiến hành tính toán
Giả thiết: Tiết diện hình chữ nhật có chiều rộng b, chiều cao h.
Khoảng cách tính từ trọng tâm cốt thép đến mép bê tông: h0 = h – a.
Tính toán khả năng chịu lực uốn của tiết diện:
[M] = min (MC, MT) = min (RscA’s (h0 – a’), RsAs (h0 – 0.5xo) + Rbbxo (h0 – 0.5xo))
[M] = min (M, M) = min (RA ’ (h – a’), R (h – 0.5 x) + Rbx (h – 0.5 x))
Bước 4: Đánh giá kết quả sau khi tính toán.
Qua hai phương pháp xác định giá trị cốt thép dầm trên đây, có thể thấy rằng quy trình và công thức tính theo khả năng chịu lực của cấu kiện tinh gọn hơn. Qua đó, giảm tối đa các bước tính toán trung gian. Nhờ vậy, kỹ sư có thể nhận biết và tránh nhầm lẫn hay sai sót số liệu trong quá trình tính toán và bố trí cốt thép dầm sau khi tính toán.
Cốt thép là vật liệu xây dựng gồm những thanh thép kết hợp với bê tông và xi măng tạo thành bê tông cốt thép có độ bền cao và khả năng chịu lực vô cùng tốt. Còn dầm là cấu kiện cơ bản trong thi công xây dựng, có khả năng chịu lực cao. Dầm được dùng để nâng đỡ các bộ phận phía trên của công trình, chịu tải trọng từ mái, tường hay sàn.
Nắm chắc các phương pháp tính toán giúp quá trình thi công chính xác có vai trò vô cùng quan trọng để xác định khả năng chịu lực kéo tốt nhất. Đồng thời, đảm bảo bộ khung cốt thép dầm được bố trí chắc chắn cho công trình.
Tính toán cốt thép dầm sẽ giúp phân phối tải trọng đều trên sàn, đồng thời giúp người thực hiện thi công xác định vị trí đặt cốt thép chịu lực phù hợp. Bởi cốt thép dầm còn giúp chống lại các lực cục bộ, lực phụ mà khi thiết kế chưa tính toán hết.
Trên đây là các bước tính toán cốt thép dầm và mục đích của việc tính cốt thép dầm. Nhất Nghệ hy vọng bài viết này sẽ giúp ích không nhỏ trong quá trình tính toán và hiểu hơn về cốt thép dầm. Mọi thông tin cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được giải đáp. Qua đó, đưa ra những phương pháp phù hợp nhất cho bạn.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn