Để đạt được các yêu cầu cơ bản của thi công, thì tiêu chuẩn tháo dỡ ván khuôn cột là điều không thể thiếu được. Bởi ván khuôn cột là tấm ván được sản xuất nhằm mục đích chịu đựng áp lực của bê tông, đồng thời đảm bảo hình dạng thiết kế ban đầu của công trình. Vậy những tiêu chuẩn cụ thể về ván khuôn cột như thế nào? Hãy cùng Nhất Nghệ khám phá qua bài viết sau đây nhé.
Trước khi đến phần tiêu chuẩn tháo dỡ ván khuôn cột, các bạn hãy cùng Nhất Nghệ điểm qua khái niệm và chức năng của ván khuôn cụ thể ra sao nhé. Về định nghĩa của ván khuôn(hay còn gọi là cốp pha)trong xây dựng, đây là vật liệu được làm từ gỗ và kim loại đã qua quá trính xử lý. Sau khi được xử lý xong, ván khuôn sẽ tạo ra hình thù có các kết cấu theo công trình bê tông.
Những chức năng mà ván khuôn mang lại cho công trình xây dựng gồm:
Tạo hình và quyết định chất lượng cấu tạo bề mặt của kết cấu bê tông trong quá trình xây dựng. Bởi công trình tạm thời chỉ phục vụ cho công trình bê tông trong một khoảng thời gian, cho đến khi vữa bê tông đủ cứng cáp sẽ tháo dỡ công trình tạm thời của ván khuôn.
Tất cả những công trình xây dựng cao tầng, ván khuôn chính là vật liệu không thể nào thiếu. Lưu ý rằng để công trình đảm bảo chất lượng cũng như an toàn cho thi công, thì ván khuôn phải bảo đảm các tiêu chuẩn nhất định.
Ván khuôn được sử dụng khá phổ biến ở nhiều khu vực tại Việt Nam, do đó vật liệu có đa dạng mẫu mã như: Ván khuôn thép, ván khuôn nhựa, ván phủ phim Tekcom, ván khuôn panel và ván khuôn nhôm.
Trước khi tiến hành lắp dựng cốp pha, bạn cần nắm rõ hai yêu cầu cơ bản dưới đây. Để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình trong suốt quá trình xây dựng.
Cần phải đảm bảo bề mặt của cốt pha khi tiếp xúc với bê tông đã chống dính.
Tính toán trước trường hợp cốp pha cần tháo dỡ sớm, nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng cốt pha của phần sàn, đáy dầm và cột chống. Vì thế, bạn cần lắp đặt cốp pha thành bên của phần tường, dầm và sàn sao cho hợp lý nhất.
“Làm sao để tháo dỡ ván khuôn cột đi đã thi công xong?” Đây là câu hỏi mà Nhất Nghệ nhận được nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, để giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên, chúng ta sẽ cùng nhau xem qua những tiêu chuẩn tháo dỡ ván khuôn cột cụ thể như thế nào ngay nhé.
Phần bê tông khi đã đạt đến cường độ về kết cấu có thể chịu được trọng lượng tải lớn trong giai đoạn thi công, thì mới tháo dỡ được ván khuôn.
Để tháo dỡ cốp pha mà không ảnh hưởng đến kết cấu của bê tông, bạn nên hạn chế các va chạm mạnh.
Nếu những dự án được xây dựng trong khu vực thường xảy ra các trận động đất nhẹ hoặc công trình có kết cấu đặc biệt. Phương pháp tốt nhất để tháo dỡ ván khuôn cột chính là thiết kế trị số cường độ bê tông đạt đến giá trị tốt nhất.
Tránh những trường hợp ngoài ý muốn trong quá trình xây dựng thì bạn cần tính toán mức độ cường độ bê tông đạt được kết cấu hoặc chịu được các trọng tải nặng hay chưa. Từ đó, khi tháo dỡ cốp pha sẽ không làm cho công trình xảy ra tình trạng có vết nứt hoặc hư hỏng.
Cuối cùng, bạn chỉ được thực hiện chất toàn bộ tải trọng lên công trình đã tháo cốp pha khi phần bê tông đã đạt giá trị cường độ thiết kế.
Thông qua bài viết trên về tiêu chuẩn tháo dỡ ván khuôn cột, Nhất Nghệ hy vọng những bạn đọc sẽ nắm bắt thêm nhiều thông tin hữu ích về cốp pha như khái niệm, chức năng, yêu cầu và các tiêu chuẩn khi tháo dỡ chúng. Đồng thời, khi đọc xong bài viết, mọi người sẽ đảm bảo tính an toàn và chất lượng khi xây dựng công trình.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn