Quy định mới về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Thứ ba - 06/04/2021 23:24
Chất lượng công trình xây dựng có liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng, sức khỏe cộng đồng, là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển của đất nước. Vậy, quy định về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam là gì? 

Nếu bạn hiện đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng và đang có thắc mắc về các vấn đề liên quan tới công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thì xin chúc mừng, bài viết này là dành cho bạn. 

Khái niệm về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Quản lý chất lượng công trình xây dựng: là hoạt động quản lý về mặt chất lượng của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng + Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư, khai thác và sử dụng nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.

Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là 1 trong 6 nội dung Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:

  • Quản lý chất lượng xây dựng công trình.

  • Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình.

  • Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.

  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.

  • Quản lý hợp đồng xây dựng.

  • Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng.

     

    quan ly cong trinh xay dung
    Quản lý công trình xây dựng 

Nguyên tắc chung của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Mỗi nhà thầu sẽ có cho mình những nguyên tắc để quản lý chất lượng công trình xây dựng. Dưới đây là một số nguyên tắc chung mà nhiều nhà thầu đều có:

  • Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan từ lúc chuẩn bị cho đến khi hoàn thành công trình. 

  • Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được nghiệm thu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và quy định pháp luật. 

  • Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực và biện pháp quản lý theo quy định.

  • Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

  • Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư.

  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình, kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình theo quy định của pháp luật.

  • Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.

  • Đẩy mạnh ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để thực hiện quản lý chất lượng công trình.

  • Con người tham gia vào công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng phải được đào tạo, có kiến thức về lĩnh vực này. 
     

Quy định mới về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Ngày 26/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (thay thế Nghị định 46/2015/NĐ-CP). Nghị định 06/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Nội dung cụ thể là: 

  • Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày 26/01/2021 thì loại và cấp của công trình được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm quyết định đầu tư.

  • Công trình xây dựng khởi công trước ngày 26/01/2021 thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP nhưng không thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì không tiếp tục thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.

  • Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của Nghị định 06/2021/NĐ-CP và báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để theo dõi.

  • Công trình xây dựng khởi công trước ngày 26/01/2021 thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định của Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

  • Tiếp tục thực hiện các quy định về phân cấp công trình xây dựng theo quy định của pháp luật trước ngày 26/01/2021 đến khi quy định về phân cấp công trình hướng dẫn Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và Nghị định này được ban hành và có hiệu lực.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây