Với sức ép của dân số ở nước ta hiện nay, nhu cầu về không gian sống và làm việc của người dân ngày càng tăng cao, đặc biệt là đối với các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Để đáp ứng được nhu cầu đó, nhà cao tầng và tầng hầm được xem như một giải pháp tối ưu nhất cho nhu cầu này.Trong bài viết này, Nhất Nghệ muốn chia sẻ một cách tổng quát về công tác thi công hầm bằng phương pháp Top Down.
Vai trò của tầng hầm trong các công trình xây dựng
Trước khi tìm hiểu công tác thi công hầm bằng phương pháp Top Down, chúng ta phải hiểu được vai trò của tầng hầm cũng như biết được lý do tại sao tầng hầm lại được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng.
Thông thường, tầng hầm thường được xây dựng bởi các mục đích sau:
Dùng làm tầng kỹ thuật, để chứa đựng các trang thiết bị, máy móc thiết bị, hệ thống xử lý và kỹ thuật như: thiết bị lọc, hệ thống bể chứa và xử lý phế thải, bể nước sạch, hệ thống biến áp, hệ thống bơm nước, tủ phân phối điện….
Tầng hầm còn được dùng làm kho chứa hàng hóa, vật liệu và ứng dụng nhiều nhất đó là dùng làm gara ô tô.
Bên cạnh đó, việc xây dựng tầng hầm còn nhầm mục đích giúp đỡ bớt tải nền đất phía trên của công trình, qua đó giúp công trình có thể chịu được lực ngang của gió, bão, động đất tốt hơn.
Ưu và nhược điểm của công tác thi công hầm bằng phương pháp Top Down?
Ưu điểm:
Đối với tiến độ thi công: công tác thi công hầm bằng phương pháp Top Down được thi công đồng thời với các tầng ở phần thân công trình, giúp tiết kiệm được tối đa thời gian thi công công trình. Cụ thể, thời gian thi công phần thân công trình chỉ mất 30 ngày nếu thi công hầm bằng phương pháp Top Down. Trong khi đó, nếu dùng phương pháp truyền thống thì phải mất khoảng 45 đến 60 ngày.
Đối với mặt bằng, nếu áp dụng công nghệ thi công hầm bằng phương pháp Top Down, bạn không đến cần diện tích đào móng lớn và sẽ ít tốn chi phí để làm tường chắn đất độc lập.
Một trong những ưu điểm đáng kể nữa của công tác thi công hầm bằng phương pháp Top Down đó là trong quá trình đào đất và thi công tầng hầm, bạn không cần dùng đến hệ thống chống tạm (Bracsing System) để chống đỡ vách tường của tầng hầm. Vì thế, bạn sẽ không phải tốn chi phí cho hệ chống phụ này.
Đối với các phương pháp đào truyền thống thì chi phí cho công tác chống đỡ và sẽ khá cao, đòi hỏi các thiết bị tiên tiến và kéo dài thời gian thi công. Nhưng với phương pháp Top Down, bạn có thể giảm đến mức thấp nhất các chi phí cho hệ thống giáo chống, các kết cấu dầm sàn,...
Ngoài ra, thi công hầm bằng phương pháp Top Down còn có thể giúp bạn giải quyết được các vấn đề về móng (ví dụ như hiện tượng nước ngầm, bùn nền,...).
Cuối cùng, bởi vì công tác thi công hầm bằng phương pháp Top Down luôn được bao che bởi sàn tầng trệt nên quá trình thi công có thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của thời tiết.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, thi công hầm bằng phương pháp Top Down cũng có một số nhược điểm sau đây:
Thi công trong tầng hầm kín có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động
Muốn quá trình thi công diễn ra thuận lợi thì phải lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo
Quá trình thi công được thực hiện trong không gian kín nên khó thực hiện cơ giới hoá.
Việc thi công hầm bằng phương pháp Top Down không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm mà bạn còn phải có hiểu biết đầy đủ về khoa học cũng như công nghệ thì mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng bằng phương pháp này.
Tóm lại, việc thi công tầng hầm thường rất khó khăn và là thách thức đối với nhiều nhà thầu. Chí vì vậy, hãy trang bị thật nhiều kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến công tác thi công hầm bằng phương pháp Top Down dự án xây dựng của bạn được diễn ra một cách thuận lợi. Nhất Nghệ chúc bạn thành công!
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.