Trong những năm gần đây, nhà cao tầng đang ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Trong tất cả các dạng kết cấu, vách cứng có thể nói là một trong những kết cấu chịu lực quan trọng nhất. Trong bài viết này, Nhất Nghệ sẽ nói rõ hơn về kết cấu của vách cứng và vai trò của việc tính toán cốt thép cho vách cứng. Cùng theo dõi nhé!
Trong lĩnh vực xây dựng, vách cứng được xem là một trong những kết cấu chịu lực quan trọng nhất đối với nhà nhiều tầng.
Ưu điểm lớn nhất của vách cứng là tính liền khối tốt, sở hữu độ cứng lớn nên có thể biến dạng ngang nhỏ. Vách cứng thường chịu phần tải trọng đứng và tải trọng ngang trong quá trình làm việc chung với toàn bộ công trình xây dựng.
Nếu vách cứng được bố trí tại các vị trí hợp lý của công trình thì nó sẽ chống đỡ tải trọng ngang do gió hoặc động đất một cách hiệu quả. Vấn đề thiết kế vách cứng phải được xem xét kỹ lưỡng nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả công trình và hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại do các chấn động gây ra (ví dụ như động đất).
Hiện nay, việc tính toán cốt thép cho vách cứng vẫn chưa được đề cập cụ thể trong tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam và trên thế giới bởi vì bản chất phức tạp của hệ dạng hệ chịu lực. Chính vì vậy, trong thực tế có rất nhiều trường hợp buộc phải tính gần đúng hay thậm chí là tạm tính.
Được biết, quá trình thiết kế của một công trình phải trải qua bốn giai đoạn sau đây:
Trong đó, công đoạn thiết kế tính toán cốt thép cho vách cứng được xem là một khâu vô cùng quan trọng đối với những thiết kế nhà cao tầng có cấu kiện vách cứng chịu lực. Việc tính toán cốt thép cho vách cứng một cách hợp lý giúp đảm bảo độ an toàn và ổn định cho công trình, nhà thầu sẽ ít tốn kém chi phí cho các vật liệu bê tông và cốt thép.
Việc tính toán cốt thép cho vách cứng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Ở bài viết này, Nhất Nghệ muốn đề cập đến 3 phương pháp mà nhiều công trình thường sử dụng trong thiết kế nhà cao tầng:
Sau khi đã biết được vai trò của việc tính toán cốt thép cho vách cứng cũng như một số phương pháp để tính toán cốt thép, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cốt thép được bố trí cho vách cứng như thế nào nhé!
Phần cốt thép được bố trí trong các vách cứng của những tòa nhà cao tầng thường có tiết diện phức tạp và thường sẽ dựa trên nguyên tắc sau:
Trên đây là những chia sẻ của Nhất Nghệ về cách bố trí cũng như vai trò của việc tính toán cốt thép cho vách cứng. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích đối với dự án thi công của bạn. Nhất Nghệ chúc bạn thành công!
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn