Chi Phí Dự Phòng Cho Các Phí Xây Dựng Và Thiết Kế Không Lường Trước

Thứ hai - 17/01/2022 02:57

Đối với ngành nghề xây dựng luôn tồn tại nhiều những rủi ro có thể xuất hiện mà không thể dự đoán trước được. Và các khoản dự toán chính là một trong những yếu tố cốt lõi để thực hiện dự án xây dựng này. Để công tác thực hiện thi công trở nên thuận lợi và nhanh chóng, không thể bỏ qua khâu chuẩn bị chi phí dự phòng cho các phí xây dựng và thiết kế không lường trước.

Muốn hiểu rõ hơn vì sao cần phải chuẩn bị những loại chi phí dự phòng và cách xác định được chúng một cách chính xác, hãy theo dõi bài viết dưới đây để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất với những thông tin liên quan nhé!

Chi phí dự phòng là gì?

Chi phí dự phòng được định nghĩa là một phần thuộc về các chi phí được tính toán khi đưa vào công tác xây dựng, cụ thể hóa hơn thì việc có chi phí dự phòng chính là hoạt động giảm thiểu rủi ro khi có những chi phí phát sinh không cần thiết xảy ra. Nguồn chi phí đó đảm bảo cho nguồn vốn lưu động được đảm bảo để xây dựng.

chi phi du phong
Chi phí dự phòng

Lợi ích của loại chi phí này được tạo ra để có thể đánh giá được quá trình phát sinh, giúp các nhà thầu và nhà đầu tư dự trừ được các loại chi phí. Để giúp bạn đọc có cái nhìn đa dạng hơn về chi phí dự phòng, chắc chắn cần phải biết thêm về các loại chi phí dự phòng:

  • Trượt giá trong công trình xây dựng
  • Các chi phí của nhân công phát sinh

  • Giá thay đổi của vật liệu xây dựng

  • Một số chi phí phát sinh khác

Cách xác định chi phí dự phòng cho các chi phí xây dựng và thiết kế

Với mỗi dự án xây dựng khác nhau, chủ đầu tư và cả nhà thầu đều xác định được các chi phí xây dựng để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án không bị đứt quãng. Và theo quy định tại Khoản 7, 8 Điều 15 thuộc Thông tư 02/2020/TT-BXD, có thể xác định chi phí dự phòng như sau:

- Chi phí dự phòng về khía cạnh trượt giá, có thể xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình, kế hoạch thực thi dự án hay lựa chọn nhà thầu, thời gian thực hiện gói thầu, kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại dự án xây dựng có nhắc đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

- Chi phí dự phòng về yếu tố khối lượng công việc có thể tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng chi phí xây dựng/ quản lý dự án/ thiết bị/ tư vấn đầu tư xây dựng và cả những chi phí khác.

- Chi phí dự phòng trong trường hợp khi dự án có nhiều công trình hay dự án được phê duyệt lựa chọn nhà thầu, sẽ là tổng chi phí dự phòng của các công trình hoặc gói thầu xây dựng. Chi phí dự phòng còn lại của dự án chưa được phân bổ vào từng công trình, gói thầu thuộc dự án. Và quy định của Pháp luật sẽ kiểm định việc quản lý chi phí dự phòng này một cách hiệu quả.

 

chi phi du phong 2
Chi phí dự phòng 

Bên cạnh đó, chi phí dự phòng được tính bằng các công thức cộng thêm các yếu tố ảnh hưởng dự án đầu tư. Trong các công thức xác định chi phí dự phòng, không thể bỏ qua các yếu tố thường được đề cập để tính toán đó, bao gồm:

Tổng thời gian thực thi công trình xây dựng
  • Nguồn vốn đầu tư dự phòng trước theo kế hoạch

  • Số thứ tự năm phân bổ xây dựng

  • Số lãi các khoản vay khi thực thi công trình

  • Giá trị dự toán xây dựng trước khi có chi phí dự phòng

  • So sánh mức biến động chỉ số xây dựng bình quân theo thời gian xây dựng so với mức độ trượt giá bình quân

Trên đây có những thông tin giúp các độc giả có thể xác định được các loại chi phí dự phòng cũng như biết thêm cách tính toán những chi phí đó khi cần thiết. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được những băn khoăn của bạn đọc về loại phí dự phòng khi thực hiện dự án xây dựng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây