Để quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành diễn ra một cách hiệu quả và đúng đắn nhất, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán căn cứ vào quy định từ Điều 13 đến Điều 18 thuộc Thông tư số 10/2020/TT-BTC cùng các văn bản có liên quan để thực thi.
- Theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng, cần chấp hành trình tự đầu tư và xây dựng
- Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cần chấp hành tự lựa chọn nhà thầu với các gói thầu
- Các văn bản, hồ ở ký kết hợp đồng giữa hai bên chủ đầu tư và nhà thầu diễn ra theo quy định của pháp luật về hợp đồng và quyết định trúng thầu. Hình thức diễn ra các quyết định cũng cần tuân thủ các cấp có thẩm quyền, để việc thẩm tra hồ sơ pháp lý được quyết toán theo hợp đồng.
Dựa vào Mẫu số 01/QTDA, 03/QTDA trong báo cáo quyết toán; cơ quan thẩm tra tiến hành theo quy trình sau đây:
- So sánh nguồn vốn giải ngân hàng năm từ các nhà đầu tư và dữ liệu về các tổ chức thanh toán (Mẫu 03/QTDA).
- Kiểm tra việc điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đối chiếu với hệ thống và thẩm quyền quy định.
- Rà soát, đánh giá việc tuân thủ các quy định về cấp vốn, giải ngân; quản lý và sử dụng các loại vốn đầu tư cho dự án.
- Cân nhắc các kiến nghị cách thức xử lý đối với các khoản thu chưa nộp ngân sách, số dư tiền gửi, tiền mặt tại quỹ để kiến nghị biện pháp xử lý;
- Đối chiếu giá trị vật tư, thiết bị còn tồn đọng lại với số liệu thực tế của kế toán
- Đề xuất và kiến nghị các phương án xử lý giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng đối với các chủ đầu tư.
- Ban quản lý dự án sẽ dự tính theo bản kiểm kê đánh giá tài sản đến ngày lập báo cáo quyết toán, xác định giá trị, số lượng tài sản còn lại để chuyển giao cho đơn vị sử dụng hoặc xử lý theo quy định trong trường hợp dự án do chủ đầu tư, ban quản lý một dự án.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn