Tiêu chuẩn đắp đất nền đường theo TCVN 9436:2012

Thứ ba - 19/01/2021 01:43
Tiêu chuẩn đắp đất nền đường chuẩn quốc gia giúp đảm bảo chất lượng, hiệu quả và sự an toàn cho công trình giao thông đô thị.

Nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất cho hệ thống hạ tầng giao thông đô thị, tiêu chuẩn đắp đất nền đường chuẩn quốc gia đã được ban hành rộng rãi. Trên thực tế, tiêu chuẩn này đã phát huy tối đa hiệu quả của mình khi chỉ sau vài năm áp dụng đã mang đến nhiều công trình đường giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đi vào hoạt động lâu dài.

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn đắp đất nền đường

Tiêu chuẩn đắp đất nền đường đề cập đến các yêu cầu liên quan đến vật liệu xây dựng, công nghệ thi công và điều kiện nghiệm thu công trình mới hoặc công trình cải tạo nằm trong hạng mục công trình nền đường ô tô.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp nền đường đặc biệt, nền đường chuyên dùng hoặc nền đường nông thôn đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này cho việc tiến hành thi công và kiểm soát chất lượng thi công dự án.

dat dap nen duong
đắp đất nền đường

Tiêu chuẩn chung khi đắp đất nền đường

- Nền đường cần phải được thi công theo đúng kích thước hình học trên bản vẽ thiết kế. Sai số có thể cho phép nhưng không được vượt quá quy định.

- Mặt lớp đắp đất nền đường và mặt trên cùng của nền đường phải đạt độ bằng phẳng theo quy định

  • Đối với đường cao tốc, đường cấp I, cấp II: độ bằng phẳng đạt mức 100% số khe hở dưới thước dài 3m không được vượt quá 15mm
  • Đối với đường ô tô cấp khác: độ bằng phẳng đạt mức 70% số khe hở dưới thước dài 3m không được vượt quá 15mm, còn lại không được vượt quá 20mm.

- Loại đất đắp nền đường và sức chịu tải của loại vật liệu này phải thỏa mãn độ chặt đầm nén theo quy định

- Xây dựng hệ thống thoát nước trong phạm vi nền đường đắp đất đúng như bản vẽ thiết kế về vị trí, kích thước, vật liệu xây dựng và chất lượng công trình.

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công nhân và thiết bị trong suốt quá trình thi công

- Xây dựng các biện pháp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh

- Tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo vệ di tích văn hóa lịch sử, nếu phát hiện cổ vật phải lập tức đình chỉ thi công và báo lại ngay cho cơ quan có thẩm quyền.

Tiêu chuẩn vật liệu nền đường

- Tiêu chuẩn đắp đất nền đường quy định nhóm đất không được sử dụng trực tiếp để làm bất cứ bộ phận nào của nền đường, bao gồm:

  • Đất than bùn, đất bùn
  • Đất mùn hữu cơ lẫn cỏ cây và rác thải sinh hoạt
  • Đất có chứa thành phần muối dễ hòa tan 5%
  • Đất sét có độ nở cao đến 3%
  • Đất sét nhóm A-7-6 có chỉ số nhóm từ 20 trở lên

- Trong trường hợp không có loại đất khác thay thế thì đơn vị thi công cần phải tiến hành thực hiện các biện pháp xử lý các loại đất này để đảm bảo đúng yêu cầu. Các đánh giá trên đều phải được đánh giá thử nghiệm ở hiện trường, phê duyệt theo đúng quy định về quản lý dự án.

- Kích cỡ hạt sỏi cuội lẫn trong đất đắp nền đường không được vượt quá 100mm trong phạm vi tác dụng của nền đường. Ngoài phạm vi tác dụng của nền đường thì kích cỡ tối đa cho phép là 150mm. Trong trường hợp dưới phạm vi tác dụng của nền đường thì kích cỡ cho phép bằng 2/3 bề dày của đầm nén lớp đất đá khi thi công.

- Sử dụng vật liệu đắp bao hai bên mái ta luy và phần đỉnh nền phía trên. Nếu không tìm được đất đắp bao phù hợp thì phải đề xuất giải pháp thay thế trong trường hợp này.

dat dap nen duong cong trinh xay dung
Tính toán đất đắp nền đường
​​​​​

Tiêu chuẩn trong công tác chuẩn bị thi công nền đường

- Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa trong quá trình thi công nền đường, chủ đầu tư và nhà thầu phải hoàn thành công tác khảo sát hiện trường kết hợp nghiên cứu hồ sơ thiết kế cũng như tổ chức thi công thật chi tiết. Trong kế hoạch này cần phải xác định đầy đủ các loại máy móc, nguồn đất đắp nền đường ở đâu, quy định các biện pháp bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường xung quanh.

- Quá trình thi công không được gây ra ách tắc cũng như tác động xấu đến hoạt động của các cung đường gần đó, đảm bảo hoạt động lưu thông được thông suốt.

- Xây dựng cơ sở thí nghiệm đất, đá phục vụ cho công tác thi công và kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó, đơn vị thi công cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị và hiện trường thi công tốt nhất để tiến hành bước đắp đất nền đường.

Tiêu chuẩn trong công tác thi công đắp đất nền đường

- Lấy vật liệu đắp đất nền đường đảm bảo theo tiêu chuẩn đã nêu rõ ở trên. Không được lấy đất thùng đấu ở hai bên đường cao tốc hoặc phạm vi đầu cầu

- Xử lý bề mặt tự nhiên trước khi đắp đất nền đường để đảm bảo hiệu quả thi công tối đa.

- Công tác rải và đầm nén cần được quy định chi tiết rõ ràng trong bản kế hoạch. Theo đó, các loại đất đá có đặc trưng khác nhau phải phân chia thành từng lớp riêng biệt. Trường hợp đắp đất lẫn đá phải có biện pháp phân bổ đều kích cỡ cho phạm vi cung đường.

Các yêu cầu về kỹ thuật thi công phải được triển khai đầy đủ, đồng bộ. Kết quả nghiệm thu công trình phải có căn cứ và sự thử nghiệm rõ ràng trước khi đưa vào hoạt động.

Trên đây là những tiêu chuẩn đắp đất nền đường đã được quy định tại TCVN 9436:2012. Quy định này nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất cho các công trình giao thông đô thị nên được rất nhiều chủ đầu tư và đơn vị thi công quan tâm rất nhiều.

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • infappimi
    sales viagra There are increasing opportunities for shared care between secondary and primary care providers 8
      infappimi   15/03/2023 21:41
Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây