Công tác lập dự toán san lấp mặt bằng đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi xác định một cách đầy đủ các chi phí cần phải bỏ ra khi thực hiện công việc này. Vậy công tác san lấp mặt bằng bao gồm những gì? Cách lập dự toán san lấp mặt bằng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
San lấp mặt bằng là việc thi công, san phẳng địa hình đã được quy hoạch dự án để xây dựng công trình. Công tác san lấp mặt bằng bao gồm những công việc sau:
- Đào đất, vận chuyển đất và đắp đất. Các bước để hoàn thiện san lấp mặt bằng như sau:
- Dọn dẹp mặt bằng: giải phóng toàn bộ các công trình và vật cản trở trên mặt bằng quy hoạch
- Loại bỏ lớp đất nền: Lớp đất này có chứa nhiều sỏi đá, rác thải, giúp tăng hiệu quả thoát nước của đất
- Đào đất theo bản vẽ thiết kế: cần đảm bảo đúng vị trí, đúng chiều sâu, phù hợp với điều kiện kinh phí
- Tiến hành đắp đất: phải thực hiện theo đúng trình tự, đúng chiều dày liên tục của lớp đất đá để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao
- Thi công hệ thống thoát nước: bước làm này có vai trò cực kỳ quan trọng, thông thường hệ thống thoát nước sẽ được bố trí dọc mép khu vực sàn nền, giữ khoảng cách mặt nền là 3m
- Kiểm tra và nghiệm thu công trình san lấp: kiểm tra độ dốc ngang, dọc của bề mặt nền, chất lượng đất đắp cũng như thể tích khô
Dự toán san lấp mặt bằng cần xác định tương đối các loại chi phí phát sinh trong quá trình san lấp để chuẩn bị đầy đủ nguồn kinh phí thực hiện hoạt động này. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn cách lập dự toán san lấp mặt bằng đến các bạn như sau.
Dự toán san lấp mặt bằng cần xác định chính xác giá trị xây lắp, bao gồm cả giá trị xây lắp trước thuế và sau thuế. Bên cạnh đó, giá trị các thiết bị lắp đặt phục vụ công tác san lấp cũng cần phải dự toán đầy đủ.
Chi phí quản lý dự án được tính dựa theo công thức = (Giá trị xây lắp + giá trị thiết bị)*2.524%
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bằng tổng cách loại chi phí sau:
Chi phí phát sinh khác không phải dự án san lấp nào cũng có. Thông thường, chi phí khác này bao gồm:
Chi phí dự phòng san lấp mặt bằng được đề cập đến đó là dự phòng do khối lượng công việc phát sinh, dự phòng trượt giá.
Tổng dự toán được tính bằng tổng các đầu mục chi phí đã được kể ở trên.
Công thức xác định tổng dự toán = giá trị xây lắp và giá trị thiết bị + Chi phí quản lý dự án + Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng + Chi phí phát sinh khác + Chi phí dự phòng
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách lập dự toán san lấp mặt bằng nhanh chóng nhất, dựa trên việc tập hợp các đầu mục chi phí. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hơn trong việc lập dự toán san lấp. Chúc các bạn thành công !
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn