Bulong được sử dụng chủ yếu trong liên kết chân cột thép với móng hiện nay. Tùy thuộc vào tính chân công trình và từng trường hợp cụ thể để lựa chọn bulong phù hợp nhất. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các loại bulong liên kết chân cột thép với móng được ứng dụng nhiều nhất trong xây dựng.
Liên kết chân cột thép với móng là liên kết truyền trọng tải đứng và momen, từ kết cấu thép phía trên xuống nền móng bê tông phía dưới. Liên kết này được chia ra thành nhiều loại như sau:
Liên kết có sườn
Liên kết không có sườn
Liên kết có sườn đỡ bằng bulong
Liên kết ngàm vào móng
Khi liên kết chân cột thép với móng, người ta thường sử dụng cách liên kết bằng bulong, song song với các cấu kiện khác như xà gồ, giằng xà gồ, giằng mái, giằng cột…
Bulong có khả năng chịu lực tốt, tính cơ động cao, đặc biệt dễ dàng thi công và sửa chữa trong nhiều điều kiện khác nhau. Do đó, bulong hiện được sử dụng rộng rãi trong thi công nhà tiền chế và liên kết chân cột thép với móng.
Bulong được thiết kế với nhiều kích thước và chiều dài khác nhau để phù hợp với từng loại liên kết. Các loại bulong được sử dụng chủ yếu hiện nay bao gồm:
Bulong neo hay còn gọi với tên khác là bulong móng, công dụng chính của vật liệu này đó là liên kết chân cột thép với nền móng bê tông. Bulong neo được lựa chọn có kích thước M22, M24 và M27.
Một phần của bulong neo sẽ được hàn cố định vào cốt thép bên dưới, đúng vị trí trước khi bê tông được đổ lên trên. Sau khi đã hoàn tất quá trình đổ bê tông thì bulong neo chỉ còn lộ ra một phần đầu để bắt cột thép.
Kích thước và số lượng bulong neo sẽ được tính toán kỹ càng, căn cứ vào nội lực của chân cột cũng như thiết kế của hệ kết cấu. Thông thường, người ta sẽ sử dụng 4 bulong neo loại M24X750 để liên kết. Trong trường hợp chân cột liên kết ngầm thì số lượng bulong neo được lựa chọn chắc chắn sẽ nhiều hơn.
Lưu ý khi lựa chọn bulong neo:
Chiều dài bulong neo phải đảm bảo đủ kích thước, tránh trường hợp bulong bị tuột trong quá trình liên kết đổ bê tông
Trước khi đổ bê tông nên che chắn đầu bulong neo, không để bê tông phủ kín đầu làm hư hỏng bulong
Sử dụng các biện pháp như sơn chống gỉ, dùng dầu mở, nắp kim loại (nhựa) để bảo vệ đầu bulong không bị hỏng bởi các tác động bên ngoài hoặc do yếu tố thời tiết.
Bulong liên kết nhằm mục đích liên kết các cấu kiện chính như dầm, cột, kèo mái. Loại bulong được lựa chọn khi liên kết chân cột thép với nền móng là M20, M22 và M24. Trường hợp dùng để liên kết xà gồ thì sẽ chọn bulong M12, liên kết hệ giằng dùng bulong M16 và M18.
Các mối ghép nối cột, nối xà trong công trình nhà khung thép tiền chế có tải trọng, khẩu độ lớn thường phải chịu áp lực cực kỳ khắc nghiệt. Do đó, trong trường hợp này người ta thường lựa chọn loại bulong tự đứt S10T, thuộc dòng bulong cường độ cao.
Bulong cường độ cao có đường kính và cấp độ bền phù hợp có khả năng tránh sự cố và sai sót không đáng có trong quá trình thi công. Bulong cường độ cao dùng trong liên kết chân cột thép với nền móng ít tiếp xúc với bên ngoài nên khả năng ăn mòn ít. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất thì người ta vẫn sử dụng thêm một lớp sơn chống thấm.
Bulong thép hợp kim là một sự lựa chọn khác dùng liên kết chân cột thép với nền móng. Tuy nhiên lời khuyên đó là chỉ nên sử dụng loại bulong này cho những mối ghép không chịu nhiều áp lực cũng như không tiếp xúc lâu với môi trường bên ngoài.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các loại bulong liên kết chân cột thép với móng. Mọi thắc mắc liên quan xui vui lòng liên hệ với Nhất Nghệ để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn