Nhà phố có đặc điểm hẹp bề ngang, hạn chế về diện tích nên việc thi công nền móng khá khó khăn, đặc biệt là hạng mục tầng hầm. Vậy có những giải pháp thi công tầng hầm nhà phố nào hiện nay? Ưu nhược điểm của các phương pháp là gì? Tất cả sẽ có trong bài viết ngay dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Phương pháp thi công tầng hầm cổ điển này được áp dụng khi chiều sâu đào hố không quá lớn. Tùy thuộc vào khối lượng đào mà có thể lựa chọn hình thức đào thủ công bằng sức người hoặc dùng máy móc cơ giới. Sau khi đào xong, chúng ta sẽ tiến hành thi công theo trình tự từ dưới lên.
Ưu điểm phương pháp đào đất trước và thi công nhà từ dưới lên:
Quá trình thi công đơn giản, có độ chính xác cao
Đem lại hiệu quả tích cực với những kết cấu nhà không quá phức tạp
Dễ dàng xử lý chống thấm và lắp đặt mạng lưới kỹ thuật
Làm khô móng nhanh chóng
Nhược điểm:
Trong trường hợp mặt đất nền yếu thì rất khó khăn trong quá trình thi công
Thời gian thi công kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ và dễ bị chi phối bởi yếu tố thời tiết
Phương pháp dễ dàng làm thay đổi kết cấu mặt nền, gây ra tình trạng lún, nứt vỡ, gây nguy hiểm cho các công trình lân cận
Không thích hợp cho công trình trên nền đất yếu
Trước khi thi công, người ta sẽ tiến hành thi công phần tường của tầng hầm rồi sau đó mới đào đất trong lòng tường bao đến đáy tầng hầm. Phương pháp này không yêu cầu quá nhiều về tường chắn hay các hàng để giữ vách hố đào. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp thi công tầng hầm làm tường chắn đất thành côn thì bắt buộc phải dùng đến công nghệ thi công cọc barrette và tường bao phải có khả năng chịu được tải trọng áp lực đất.
Ưu điểm khi thi công tầng hầm làm tường chắn đất:
Cách thực hiện rất đơn giản khi sử dụng hệ dầm và cột chống để đảm bảo tính ổn định cho tường bao
Có khả năng thu hồi vật liệu làm dầm, xà ngang hay cột chống để tái sử dụng cho công trình sau
Nhược điểm:
Chiếm nhiều không gian trong hố đào, nhất là khi chiều ngang công trình lớn thì hệ thống trở nên rất phức tạp
Không thi công được trên nền đất đá ong cứng
Phương pháp thi công Top – Down vừa làm tầng hầm từ trên xuống, vừa làm phần thân nhà từ dưới lên, lấy mặt đất làm mốc. Phương pháp này tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tránh tình trạng quá trình thi công bị kéo dài. Các bước thi công tầng hầm Top – Down bao gồm:
Bước 1: thi công tường trong đất và cọc khoan nhồi giống như khi thi công tường bao làm bằng tường chắn đất
Bước 2: đổ bê tông sàn trệt ngay trên mặt đất tự nhiên, sàn tầng trệt tỳ lên tường trong đất và cột tầng hầm
Ưu điểm của phương pháp thi công Top – Down:
Tiến độ thi công nhanh chóng do thực hiện song song hai hạng mục
Giải quyết được vấn đề chống vách đất, hệ kết cấu công trình có độ bền cao, ổn định, giảm thiểu chi phí để thực hiện hệ thống chống phụ
Không tốn quá nhiều hệ thống giàn giáo, cốp pha khi thi công
Nhược điểm:
Kết cấu các cột tầng hầm rất phức tạp
Quá trình thi công gặp nhiều khó khăn ở phần liên kết giữa dầm sàn với cột tường ở tầng hầm
Đào đất tầng hầm trong không gian kín nên khó có thể sử dụng máy móc cơ giới
Điều kiện thi công chật chội, khó khăn nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc
Đánh giá và phân tích từng giải pháp thi công tầng hầm nhà phố là một trong những nguyên tắc giúp bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với từng công trình.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về giải pháp thi công tầng hầm. Mọi câu hỏi của bạn đọc xin vui lòng gửi về hòm thư hoặc liên hệ qua số hotline của Nhất Nghệ để được giải đáp nhanh chóng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn