Nhà liền kề được xây dựng sát nhau với nhiều ngang khá hẹp. Do đó, việc thực hiện các biện pháp thi công móng nhà liền kề sao cho đảm bảo an toàn mà vẫn đúng với yêu cầu kỹ thuật không phải là điều đơn giản. Bởi chỉ cần xảy ra một chút sai sót thôi cũng có thể gây ra hậu quả vô cùng lớn. Vậy các biện pháp thi công nào đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay?
Khi thi công móng nhà liền kề sẽ tác động rất nhiều đến nhà bên cạnh. Có thể kể đến như:
Tường vách bị nứt, thấm dột, ảnh hưởng nghiệm trọng đến kết cấu và thẩm mỹ ngôi nhà
Dầm móng bị hở, không đảm bảo kết cấu khi để lâu sẽ là nguyên nhân gây sụt lún
Quá trình thi công gây nhiều tiếng ồn do sử dụng nhiều máy móc
Hệ thống thoát nước bị vỡ, đường dây điện âm tường bị rò cực kỳ nguy hiểm
*Đặc biệt, trong trường hợp ép cọc cho móng chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nhà liền kề. Nhất là khi ngôi nhà bên đã được xây dựng lâu năm trên nền đất yếu. Với những ngôi nhà móng nông thì lại càng nguy hiểm hơn nữa.
Đa số các ngôi nhà cũ trước đây đều dùng móng nông rồi truyền áp lực trực tiếp lên đó. Sau một thời gian sử dụng nhất định thì khả năng chịu tải của nền và công trình mới đi vào ổn định, đạt được sự cân bằng tối ưu. Lúc này, chỉ cần một tác động dù là rất nhỏ thôi cũng có thể phá vỡ đi tình trạng cân bằng ấy. Đó là lý giải thích vì sao lại xuất hiện nhiều hiện tượng không mong muốn ở nhà liền kề khi thi công.
Những ảnh hưởng khi thi công móng nhà liền kề không thể phủ nhận được, đòi hỏi cần phải có giải pháp hiệu quả để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động. Dưới đây là một số biện pháp thi công móng nhà liền kề được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Dùng chống văng là giải pháp không thể thiếu và thực sự cần thiết khi thi công móng nhà liền kề. Chất liệu chống văng được sử dụng thường là thép không gỉ. Mục đích của phương pháp này đó là đảm bảo an toàn tối đa cho công trình nhà liền kề.
Nguyên tắc khi xây dựng đó là không được đào móng sâu hơn nhà liền kề bên cạnh. Trong trường hợp muốn đào sâu hơn để tạo sự chắc chắn cần phải tiến hành gia cố cho móng nhà liền kề bằng biện pháp cừ phù hợp. Quá trình ép móng cừ giúp công trình bên cạnh không xảy ra tình trạng sụt lún sau 7-10 năm sử dụng.
Tiêu chuẩn được nhiều chủ đầu tư áp dụng nhất đó chính là dùng cừ thép và ép sát từ 3-4m so vào với móng nhà bên cạnh. Biện pháp này thực sự đem lại hiệu quả lớn, khi có khả năng xử lý đến 80% sự cố trong quá trình thi công. Tuy nhiên, điểm yếu của giải pháp này đó chính là với trường hợp đất nền sét thì gần như khó có thể khắc phục.
Sự dồn nén của nền đất chắc chắn sẽ khiến móng nhà liền kề phồng lên. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ công trình nhà liền kề. Việc khoan mồi khi thực hiện ép cọc giúp tạo áp lực một cách từ từ, giảm thiểu tác động tối đa đến các công trình xung quanh.
Sức chịu tải của cọc khoan nhồi vô cùng lớn. Do đó, không nên đẩy cọc chắn sát phía 2 bên nếu không muốn cho đất bị trồi lên gây sụt lún nhà bên cạnh. Hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng nên cần phải được giám sát bởi các kỹ sư có chuyên môn và có biện pháp nhất định để thẩm định đánh giá chất lượng.
Chi phí dùng cọc khoan nhồi gấp 1.5-2 lần so với cọc ép nên nhiều chủ đầu tư còn e ngoại. Tuy nhiên, dù chi phí đắt đỏ nhưng sẽ tránh được rất nhiều rủi ro không đáng có sau này. Nếu tính toán về hiệu quả kinh tế lâu dài thì phương pháp này thực sự là lựa chọn tối ưu.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các biện pháp thi công móng nhà liền kề an toàn và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Truy cập vào ngay website nhatnghe.net để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn