Cổ móng là một bộ phận không thể thiếu khi thiết kế nền móng cho công trình. Vậy cổ móng là gì? Các tiêu chuẩn về kết cấu và cấu tạo của cổ móng được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin này ngay dưới đây!
Cổ móng là phần nằm ở phía trên đế móng và thân móng. Bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với nền tường, có tác dụng liên kết các kết cấu chịu lực cho cột và tường nhà, chống chịu tải trọng và phân tán xuống nền móng.
Cổ móng là phần không thể thiếu được trong mỗi công trình từ công trình nhà dân dụng cho đến các dự án lớn. Mỗi công trình khác nhau thì kích thước và kết cấu cổ móng sẽ có sự khác biệt nhưng vẫn đáp ứng được những tiêu chuẩn trong thiết kế xây dựng.
Móng nhà luôn luôn ẩm ướt cho được chôn sâu dưới nền đất. Sau một thời gian sử dụng, mặt tường sẽ xuất hiện tình trạng bong tróc, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và điều kiện vệ sinh, sử dụng trong ngôi nhà. Vì vậy, cổ móng – phần tiếp giáp với tường nhà và nền móng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chống ẩm.
Thông thường người ta sử dụng cách láng một lớp vữa xi măng cát dày 20 ở mặt cổ móng để giải quyết tình trạng này. Trong trường hợp cổ móng được thiết kế bằng bê tông cốt thép thì không cần láng thêm một lớp xi măng nữa.
Dù xây dựng công trình nhà hay dự án lớn đến đâu đi chăng nữa thì có những tiêu chuẩn trong thiết kế cổ móng vẫn phải được tuân thủ nghiêm ngặt nhằm mục bảo vệ chất lượng công trình. Các tiêu chuẩn về kết cấu và cấu tạo của cổ móng được quy định như sau:
Cổ móng có kết cấu gồm bê tông cốt thép, tiếp xúc trực tiếp với tường nhà. Kích thước tiêu chuẩn ban đầu của cổ móng được tính toán dựa theo kích thước cột của tầng trệt phía trên. Tuy nhiên, nhằm mục đích bảo vệ bê tông cốt thép bên trong, các kỹ sư thường mở rộng thêm một phía của cổ móng thêm 2.5cm nữa.
Chiều cao cổ móng cần phải được thiết kế chi tiết và kỹ càng để đảm bảo độ sâu chôn móng trong nền đất. Thiết kế này cho phép chủ đầu tư có thể xây dựng thêm hệ thống cấp thoát nước ngầm, hố ga. Do đó, khi thiết kế chiều cao cổ móng, bạn nên xem xét đến ảnh hưởng của vị trí mực nước ngầm.
Chiều cao cổ móng được xác định từ đáy cổ móng tới mặt sàn. Tiêu chuẩn cho chiều cao của cổ móng thay đổi theo từng loại móng khác nhau. Với móng nhà cưng thì chiều cao và chiều rộng của cổ móng phải lớn hơn 1/3 tải trọng tác động từ trên truyền xuống phía dưới. Với móng nông thì chiều cao cổ móng được ước tính nhỏ hơn 5m.
Chiều cao và kích thước cổ móng có thể thay đổi linh hoạt. Tuy nhiên, nguyên tắc chung cần phải đảm bảo đó là:
- Cổ móng có kích thước phù hợp với khả năng chịu lực của công trình
- Kích thước cổ móng phải đảm bảo có độ lún đều, nằm trong phạm vi cho phép. Tuyệt đối không được xảy ra tình trạng trượt hoặc nứt gãy trong quá trình sử dụng.
- Kích thước cổ móng cần được tính toán để sử dụng lâu dài. Lớp bảo vệ và lớp bê tông cốt thép phải đủ sức để chống lại các tác nhân bên ngoài môi trường. Cổ móng cần phải đáp ứng hoàn hảo các chức năng như chống lại sự phá hoạt của nước ngầm, nước mặn hay các tác nhân từ lòng đất khác.
Hy vọng bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích về cổ móng và các tiêu chuẩn trong thiết kế và kết cấu của cổ móng. Việc tìm hiểu những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi thiết kế và thi công nền móng công trình. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích, xin vui lòng truy cập web nhatnghe.net. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn