Đền bù giải phóng mặt bằng là công tác cần phải thực hiện khi thi công dự án. Dự toán chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giúp các doanh nghiệp ước lượng được chi phí cần thiết để có phương án chuẩn bị nguồn tài chính cho thật phù hợp. Cùng tìm hiểu ngay nội dung này qua bài viết dưới đây!
Giải phóng mặt bằng là quá trình di dời nhà cửa, cây cối, hoa màu của chủ sở hữu trên phần đất nằm trong quy hoạch dự án của Nhà nước hoặc tư nhân. Mục đích đó là cải tạo, mở rộng và xây dựng các công trình mới, phục vụ cho cộng đồng hoặc lợi ích kinh tế.
Để tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân cần phải đưa ra những chính sách đền bù giải phóng mặt bằng hợp lý nhằm tránh xảy ra tranh chấp. Các hình thức đền bù giải phóng mặt bằng được áp dụng phổ biến hiện nay đó là:
Đền bù bằng tiền mặt cho chủ sở hữu nằm trong diện đền bù giải phóng mặt bằng
Đền bù bằng hình thức cấp đổi sang lô đất mới
Đền bù bằng cách hỗ trợ người dân mua lại đất nằm trong dự án tái định cư
Đối với các dự án Nhà nước, kinh phí đảm bảo thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ dự án. Ở các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, công trình xây dựng theo tuyến hoặc trường hợp phải cưỡng chế kiểm đến thì kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng không khống chế mức trích 2%.
Đối với các doanh nghiệp, chính phủ đã có những quy định chi tiết về quy hoạch sử dụng đất, giá thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho chủ sở hữu. Theo đó, khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ được trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm. Tính vào chi phí trả trước dài hạn.
Để dự toán chi phí giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp cần phải xác định được giá đất đền bù là bao nhiêu. Vậy dựa vào căn cứ nào để xác định giá đất giải phóng mặt bằng hiện nay? Tùy trường hợp thu hồi đất khác nhau mà mức giá đền bù đất sẽ có sự khác nhau. Theo đó, giá đất đền bù giải phóng mặt bằng được quy định chi tiết như sau:
Các trường hợp được áp dụng giá bồi thường giải phóng mặt bằng giá Nhà nước bao gồm:
Việc thu hồi đất phục vụ các dự án liên quan đến Quốc phòng An ninh
Việc thu hồi đất nhằm mục đích phát triển kinh tế và gia tăng lợi ích xã hội và cộng đồng
Thu hồi đất do cần chấm dứt việc sử dụng đất như đất bị ô nhiễm gây nguy hiểm đến tính mạng, đất có nguy cơ sụt lún, sạt lở nghiêm trọng khi mưa bão…
Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng = Giá đất đền bù Nhà nước x Diện tích đất thu hồi
Trong trường hợp người dân không đồng ý thỏa thuận theo giá đất Nhà nước thì sẽ dựa vào giá đất trên thị trường và giá đất trên cơ sở dữ liệu đất đai để áp dụng và đưa ra phương án cho phù hợp.
Chủ đầu tư được quyền sử dụng đất thông qua chuyển nhượng hoặc thuê quyền sử dụng đất. Các trường hợp thu hồi mà giá đất được thỏa thuận giữa các bên bao gồm:
Thu hồi nhằm mục đích phục vụ dự án, công trình sản xuất kinh doanh không thuộc diện Nhà nước thu hồi đất.
Thu hồi đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn dự toán chi phí đền bù giải phóng mặt bằng. Mọi vướng mắc xin vui lòng liên hệ với Nhất Nghệ để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn