Thiết kế hệ thống ống đúng tiêu chuẩn thoát nước mưa mái là điều kiện quan trọng tránh tình trạng xảy ra sự cố tràn nước trong nhà khiến vách tường, sàn nhà bị thấm nước. Chỉ cần một chút tính toán sai lệch thôi cũng có thể làm máng xối dâng trào. Dưới đây là các tiêu chuẩn khi thiết kế máng thoát nước mưa, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Tính toán lượng thoát nước mưa trên mái là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn xác định chính xác kích thước đường ống nước. Công thức tính toán lưu lượng thoát nước mưa như sau:
Ảnh 1: Tính toán lượng thoát nước mưa trên mái
Q = (I x 1000 x 100) : (1000 x 60) = 166,7I
Khi I = 1mm/phút -> Q = 166,7 (L/ha.s)
Trong đó:
Lớp nước được ký hiệu là I = H/T (mm/phút)
Thể tích nước được ký hiệu là Q = lượng mưa/ha.s (L/ha.s)
Thời gian mưa được xác định từ thời điểm bắt đầu và kết thúc cơn mưa, tính bằng đơn vị giờ hoặc phút.
Máng xối nước thường được thiết kế dưới dạng nửa vòng tròn hoặc hình chữ U. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể lựa chọn máng xối nước khác nhau. Với độ dốc 5mm/m thì có thể tham khảo chọn máng xối như sau:
Độ dài cung/Ống phi |
Diện tích mái |
Độ dài cung 0.16m |
10m2 |
Độ dài cung 0.25m |
50m2 |
Độ dài cung 0.33m |
100m2 |
Ống phi 67mm |
40m2 |
Ống phi 81mm |
50-70m2 |
Ống phi 94mm |
70-100m2 |
Ống phi 108mm |
100-150m2 |
Ống phi 135mm |
150-200m2 |
Ống phi 162mm |
200-300m2 |
Kích thước đường ống thoát nước mưa xả ngang
Đường kính |
Lưu lượng nước mưa (Lít / giờ) |
|
Độ dốc 1:50 |
Độ dốc 1:100 |
|
Phi 27 |
70 |
50 |
Phi 34 |
125 |
88 |
Phi 49 |
247 |
175 |
Phi 60 |
473 |
334 |
Phi 90 |
900 |
525 |
Đường kính ống thoát nước mưa mái xả đứng
Đường Kính (mm) |
Lượng nước ngưng tụ (lít / h) |
Phi 21 |
220 |
Phi 27 |
410 |
Phi 34 |
470 |
Phi 49 |
1440 |
Phi 60 |
2760 |
Phi 76 |
5710 |
Phi 90 |
8280 |
Hệ thống ống thoát nước mưa thường xuyên nên được thiết kế theo phương thẳng đứng. Ngoài ra cần phải tuân thủ thêm một số tiêu chuẩn sau:
Diện tích mái>100m2 cần lắp đặt 6 ống thoát ở 4 vị trí cho 4 góc và 2 vị trí ở giữa
Mỗi hệ thống thoát nước cần được lắp đặt seno thiết kế theo hình chữ U, độ dài tương ứng với mái và độ nghiêng 0.2%
Đầu lỗ thoát nước cần trang bị thêm phễu thu, cầu chắn rác
Xung quanh cổ ống cần quét thêm một lớp keo chống thấm chất lượng cao
Để giúp bạn thiết kế được hệ thống thoát nước mưa nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm khi thiết kế như sau:
Việc quan trọng nhất đó chính là xác định được độ dốc tối ưu để thoát nước triệt để. Đặc biệt là nhà mái bằng, có nguy cơ thấm dột rất cao nên càng phải chú ý hơn đến công tác này.
Để đảm bảo khả năng thoát nước tốt nhất thì độ dốc tối ưu thường rơi vào khoảng 2-5%. Xác định độ dốc thoát nước nhà mái bằng thông qua 2 cách sau:
Với kết cấu đã chịu lực nghiêng thì cần phải gia cố lớn điều chỉnh độ dốc. Nếu độ dốc chưa đảm bảo thì cần phải đúc và lắp thêm các tấm panel sao cho đạt yêu cầu.
Đối với kết cấu chịu lực nằm ngang thì thêm vào các lớp điều chỉnh độ dốc phía trên nhằm tạo ra độ dốc yêu cầu từ 2-5%
Bộ phận quan trọng nhất đó chính là seno mái, thiết kế dưới viền mái sao cho nước mưa chảy trực tiếp xuống seno xuống phễu thu. Trong trường hợp này, độ dốc yêu cầu thường là 1-2%.
Một số công trình dân dụng hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp thoát nước mưa bên trong (âm tường, âm sàn) để đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, hệ thống này rất dễ xảy ra sự cố và khó giải quyết triệt để nên bạn phải thật cân nhắc trước khi áp dụng.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các tiêu chuẩn thoát nước mưa mái cho nhà ở dân dụng. Truy cập vào website nhatnghe.net để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đọc quan tâm theo dõi bài viết!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn