Bảng tra cốt thép trong xây dựng

Thứ ba - 19/01/2021 02:22
Cốt thép trong xây dựng là gì? Phân loại, vai trò của cốt thép trong xây dựng? Bảng tra cốt thép trong xây dựng?,... có hàng tỉ vấn đề liên quan đến cốt thép trong xây dựng mà những ai đang làm việc trong ngành này đều nhất định phải nắm. Mời bạn đọc cùng Nhất Nghệ tìm hiểu những thông tin trên qua bài viết dưới đây. 

 

Cốt thép trong xây dựng là gì? Vai trò của cốt thép?

bang tra cot thep
Cốt thép trong xây dựng

Trước khi nghiên cứu bảng tra cốt thép là gì, chúng ta cùng đi sơ qua khái niệm cốt thép trong xây dựng. Cốt thép là loại vật liệu của các cấu kiện chịu lực chính của công trình, có khả năng chịu lực tốt. Do vậy, người ta có thể dùng cốt thép chịu lực kéo thay bê tông. Loại vật liệu tổng hợp này chính là bê tông cốt thép. Bê tông cốt thép được ứng dụng trong: cọc bê tông, kết cấu móng và kết cấu chịu lực phần thân như: cột, dầm, sàn, lanh tô, cầu thang…

Cốt thép chịu lực nén và lực kéo đều tốt, cường độ chịu kéo của cốt thép còn lớn hơn bê tông 180 lần. Kết hợp hai vật liệu lại với nhau sẽ giúp năng lực chịu tải tăng lên 20 lần.

Ngoài việc ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng, cốt thép còn có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với những tính năng siêu việt như chi phí thấp, dễ sản xuất, dễ bảo dưỡng, cốt thép còn được ứng dụng trong việc sản xuất các thiết bị nội thất và rất nhiều đồ dùng khác nữa.

Phân loại cốt thép

Trên thị trường có rất nhiều loại cốt thép. Có thể phân loại như sau: 

  • Dựa theo công nghệ chế tạo: cốt thép cán nóng (cốt thanh), cốt thép sợi kéo nguội (cốt sợi).
  • Dựa theo hình dạng mặt ngoài: cốt thép tròn trơn, cốt thép có gờ.
  • Dựa theo điều kiện sử dụng: cốt thép không căng trước (cốt thông thường), cốt thép căng trước (dùng để tạo ứng lực trước).
  • Dựa theo vai trò chịu lực: cốt thép chịu lực, cốt thép phân phối, cốt thép đai, cốt thép cấu tạo. 

Bảng tra cốt thép

Có hai loại bảng tra cốt thép được sử dụng phổ biến: bảng tra diện tích cốt thép và bảng tra trọng lượng cốt thép. 

Bảng tra diện tích cốt thép

bang tra cot thep 1

Bảng tra trọng lượng cốt thép

bang tra cot thep 2bang tra cot thep 3bang tra cot thep 4

Một vài lưu ý khi đọc bảng tra cốt thép

  • Chọn đường kính cốt thép dọc dầm
  • Đường kính chịu lực của dầm sàn vào khoảng 12-25mm
  • Có thể chọn đường kính trong dầm lên đến 32mm
  • Không nên chọn đường kính lớn hơn 1/10 bề rộng dầm
  • Mỗi dầm không nên chọn đường kính quá 3 loại cho cốt thép chịu lực
  • Các đường kính chênh lệch nhau tối thiểu 2mm (để tránh nhầm lẫn)

Chất lượng cốt thép trong xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu sau

  • Cốt thép phải sạch, không gỉ sét. Công trình nếu xây dựng trong những ngày mưa, cốt thép cần phải được che chắn cẩn thận. Phải tiến hành vệ sinh, cạo sạch gỉ sét trước khi thi công. 
  • Không được nhầm vị trí các thanh thép chịu lực và thép cấu tạo. 
  • Các cốt thép phải chính xác về chủng loại, chiều dài, hình dạng theo đúng mô tả trên thiết kế. 
  • Không được đi lại giẫm lên hệ thống cốt thép đã buộc, để tránh sự xô lệch của cốt thép.

Tiêu chuẩn sản xuất trọng lượng thép ngành xây dựng Việt Nam

Mỗi quốc gia sẽ có cho riêng mình hệ thống bảng tra cốt thép và một bộ tiêu chuẩn thép xây dựng. Bộ tiêu chuẩn đang được áp dụng phổ biến hiện nay:

  • Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3505 – 1996, JIS G3112 – 1987.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 1651 – 1985, TCVN 1651 – 2008.
  • Tiêu chuẩn Hoa Kỳ: ASTM A615/A615M-08.
  • Tiêu chuẩn Anh Quốc: BS 4449:1997

Bài viết trên đã chia sẻ phần nào về bảng tra cốt thép trong xây dựng và những thông tin cần biết về cốt thép trong xây dựng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá của bạn đọc về bài viết.

Nếu đang có nhu cầu cần tư vấn, cung cấp thông tin về các khóa học đào tạo kỹ sư QS tại đơn vị đào tạo Nhất Nghệ, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin phía dưới bài viết. Xin trân trọng được đón tiếp!

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây