Bóc tách khối lượng xây tường tưởng chừng là công việc đơn giản nhưng lại là bài toán khó cho nhiều học viên khi mới bắt đầu với những khóa học xây dựng. Vậy làm sao để bóc tách khối lượng tường? Khi bóc tách cần áp dụng những nguyên tắc nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Công tác bóc tách trong xây dựng được hiểu đơn giản là đo đếm khối lượng để lập dự toán. Công việc cụ thể trong khâu bóc tách khối lượng là: tính toán, đo, đếm, kiểm tra theo kích thước trong bản vẽ, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong xây dựng.
Việc bóc tách sẽ giúp bạn xác định chi phí và có thể lập bảng khối lượng mời thầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Vai trò của bóc tách khối lượng là giúp bạn xác định được khối lượng và số lượng vật tư cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ vật liệu không bị thiếu hay dư quá nhiều, qua đó lập kế hoạch tổ chức thi công.
Ngoài ra, việc bóc tách còn hỗ trợ bạn làm chủ được tình hình ngân sách. Đây cũng là cơ sở cho việc thanh toán giá trị hợp đồng xây dựng. Trong đấu thầu, đây là phương pháp tính toán giá đấu thầu, giá dự thầu,...
Để bóc tách khối lượng xây tường, bạn phải thực hiện qua 3 bước sau:
Vật liệu xây dựng có rất nhiều loại nhưng tập trung gồm 3 nhóm sau:
Các loại vật liệu vô cơ: như các vật liệu nung, vật liệu đá, các chất kết dính như vữa, bê tông.
Các loại vật liệu hữu cơ: như vật liệu bằng gỗ, tre, các loại bitum và gudrong, vật liệu keo và chất dẻo, các loại sơn, vecni, …
Các loại vật liệu kim loại: bao gồm sản phẩm bằng gang, thép kim, hợp kim.
Phân loại vật liệu dựa theo chiều dày khối xây, chiều cao công trình, theo bộ phận phân công công trình.
Khối lượng đo bóc bao gồm các phần nhô ra và các chi tiết liên quan đến khối xây thể hiện trong thiết kế, không phải trừ khối lượng các khoảng trống không xây trong khối xây có diện tích nhỏ hơn 0,25m2.
Độ dày của tường không bao gồm lớp ốp mặt, lớp trát. Độ dày của tường vát là độ dày trung bình của tường đó.
Trong quá trình bóc tách khối lượng xây tường, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
Lên danh sách các công việc xây tường: Bạn hãy lên danh sách đầu mục các phần công tường theo trình tự thi công để không bỏ sót.
Lên danh sách đầu thi công theo định mức: Lên đầu danh sách theo định mức sẽ giúp hạn chế những sai sót trong quá trình thi công.
Xem xét mức độ trùng lặp: Hầu hết các công trình hiện nay có các đầu danh mục giống nhau về quy mô tường xây. Bạn có thể dựa vào đó xem xét để tiết kiệm thời gian khi bóc tách khối lượng luông.
Nghiên cứu bản vẽ: Nghiên cứu cẩn thận bản vẽ tường, chú ý các thông tin chính xác về độ cao độ công trình, độ dày của tường,...
Cập nhật đơn giá mới nhất: Bạn phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi của đơn giá vật tư và đơn giá nhân công xây dựng tường.
Thể tích khối lượng tường xây được xác định bằng công thức như sau:
V(xây)= Dài x Rộng x Cao
Cao = H (tầng) - H (dầm)
Khi đo bóc tách khối lượng xây tường cần tuân thủ nguyên tắc lập danh mục công tác và nguyên tắc đo bóc khối lượng xây dựng công tác:
Nguyên tắc lập danh mục công tác
Tuân thủ theo phương pháp công nghệ thi công
Sắp xếp các công tác theo đúng trình tự
Gom nhóm các công tác có cùng công nghệ thi công
Liệt kê đầy đủ các công tác thực hiện
Nguyên tắc đo bóc khối lượng
Tính đúng và đầy đủ khối lượng thực hiện
Tính khối lượng cho mỗi công tác theo từng phân đoạn thi công
Tính khối lượng mỗi cấu kiện
Trên đây là những thông tin về công tác bóc tách khối lượng xây tường. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về công tác bóc tách này. Nếu muốn học cách bóc tách cụ thể bạn có thể tham gia các khóa học của Nhất Nghệ để được đào tạo chuyên sâu.
Kết cấu thép ngày nay đang được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Bên cạnh đó rất nhiều chủ đầu tư vấn còn lo ngại về chất lượng công trình. Quy trình giám sát thi công và nghiệm thu kết cấu thép như thế nào đúng quy trình? Câu trả lời sẽ được Nhất Nghệ bật mí đầy đủ ngay dưới đây.
Kết cấu thép được xem là dạng kết cấu đang được sử dụng trên toàn thế giới. Các công trình sử dụng kết cấu thép được sử dụng nhiều vào những năm 1990, cho đến này thì kết cấu này dẫn trở nên thông dụng. Những công trình sử dụng phổ biến kết cấu thép phải kể đến như: công trình công nghiệp, công trình văn hóa thể thao, công trình nhịp lớn, nhà máy, đường dây tải điện…Được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là kết cấu thép nhẹ: khung nhà tiền chế, giàn không gian thép…
Kết cấu thép có thể phân chia dựa vào các tiêu chí như: đặc điểm công trình, trọng lượng, thời gian sử dụng,…Trong quá trình phục vụ nghiên cứu, ta có thể phân chia kết cấu thép thành 2 loại:
Kết cấu thép truyền thống
Kết cấu thép mới.
Ưu điểm của kết cấu thép
Khả năng chịu lực lớn và khó bị biến dạng khi sử dụng.
Khối lượng nhẹ hơn so với chất liệu bê tông.
Cấu tạo đơn giản, dễ dàng vận chuyển, dễ thi công và rất dễ sửa chữa.
Ứng dụng cho mọi công trình.
Có khả năng không thấm nước và tiết kiệm được chi phí.
Tiết kiệm thời gian thi công.
Giám sát thi công và nghiệm thu kết cấu thép được thực hiện để theo dõi, kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động,...trong toàn bộ quá trình thi công xây dựng.
Mô tả công việc giám sát thi công và nghiệm thu kết cấu thép.
Kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu kết cấu thép bao gồm những công việc sau:
Kiểm tra quy trình kết cấu thép của nhà thầu
Kiểm tra cơ chế kết cấu thép
Kiểm tra sản xuất dây chuyền kết cấu thép.
Kiểm tra năng lực về về thiết bị, nhân lực.
Kiểm tra điều kiện về mặt bằng, điều kiện an toàn và vệ sinh môi trường.
Kiểm tra, giám sát chất lượng của nhà thầu xây dựng
Kiểm tra hệ thống văn bản và quản lý chất lượng của nhà thầu xây dựng.
Kiểm tra tổ chức quản lý nhà thầu.
Kiểm tra phòng thí nghiệm của nhà thầu.
Giám sát và chế tạo kết cấu thép
Kiểm tra bản vẽ kết cấu thép;
Giám sát chuẩn bị vật liệu;
Giám sát quá trình gia công;
Giám sát quá trình lắp ghép các bộ phận kết cầu;
Giám sát công tác lắp ráp tổng thể kết cấu;
Giám sát quá trình sơn công trình
Giám sát, kiểm tra các thí nghiệm kết cấu.
Kiểm tra và nghiệm thu kết cấu thép đã chế tạo.
Giám sát quá trình vận chuyển và quá trình lắp dựng kết cấu thép.
Kiểm tra và nghiệm thu kết cấu theo đã lắp dựng trên công trình.
Pháp luật đã quy định rõ ràng, cụ thể về giám sát thi công và nghiệm thu kết cấu thép
Để đảm bảo những công trình thép chất lượng Luật xây dựng đã quy định công tác giám sát thi công và xây dựng tại điều 87 như sau:
Giám sát thi công và nghiệm thu kết cấu thép phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng công trình.
Chủ đầu tư xây dựng công trình cần phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát.
Người thực hiện giám sát thi công và nghiệm thu kết cấu thép cần phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc, loại, cấp công trình.
Giám sát thi công và nghiệm thu kết cấu thép là một trong những yêu cầu cấp thiết của các công trình xây dựng hiện nay. Để đảm bảo an toàn, nhà nước đã có những quy định pháp luật cụ thể về quy trình trên.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn