Những chủ đầu tư khi triển khai dự án/công trình đều có mong muốn có thể giám sát, theo dõi được tiến độ dự án một cách dễ dàng, hiệu quả. Bên cạnh đó, việc có một biện pháp để khắc phục những sự cố khi những sai sót kéo đến, cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn đọc về thủ tục hay quy định về đóng dấu bản vẽ thiết kế, giúp giải đáp được vấn đề còn băn khoăn kia.
Hiểu rõ hơn về những yêu cầu hay các thông tin cần xác thực về đóng dấu bản vẽ thiết kế để có thể tiến hành công tác theo dõi công trình đang sở hữu hay đang đảm nhận một cách trơn tru, tiện lợi nhất.
Câu trả lời cho vấn đề trên là “Có” đối với chủ đầu tư. Xét theo Thông tư 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình:
“Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được ủy quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt theo Mẫu của Phụ lục số 4 kèm theo Thông tư này vào từng bản vẽ trước khi đưa ra thi công, kể cả trường hợp thiết kế một bước sau khi đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt” (Theo Điểm b Khoản 5 Điều 3 quy định cho vấn đề này).
Qua việc trên có thể khẳng định, bản vẽ thiết kế trước đây khoảng năm 2013 luôn luôn phải bắt buộc chủ đầu tư ký và đóng dấu dù đã được cơ quan chuyên môn thẩm định qua, trước khi ra thi công.
Nhưng hiện nay, Thông tư năm 2013 đã hết hiệu lực và thay thế đó là Thông tư năm 2016 và Luật xây dựng 2020 đã có những thay đổi mới thuộc quy định về đóng dấu bản vẽ thiết kế. Cụ thể ra sao, các bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi bài viết phía dưới đây.
Dựa vào Khoản 7, Điều 15 thuộc Luật số 62/2020/QH14, yêu cầu đối với việc đóng dấu hồ sơ, bản vẽ tại cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện mới như sau:
“Hồ sơ trình thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra, đóng dấu xác nhận các nội dung đã được thẩm định trên các bản vẽ có liên quan của 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng…Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm nộp bản chụp (định dạng PDF) tài liệu Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan chuyên môn về xây dựng”.
Xét về mặt hình thức, quy cách bản vẽ thiết kế trước khi trình thẩm định, người đề nghị thẩm định sẽ có trách nhiệm kiểm tra và đóng dấu xác nhận (không quy định về mẫu dấu, đa phần đóng “dấu treo” hoặc giáp lai). Không bắt buộc chủ đầu tư phải ký và đóng dấu “thiết kế bản vẽ thi công đã phê duyệt” trước khi đưa ra thi công.
Những thông tin chi tiết và cần thiết phải có trên con dấu bản vẽ, đã được nhà nước quy định về đóng dấu bản vẽ thiết kế, bao gồm những đầu mục dưới đây:
Tên hình, tên công ty, nhà đầu tư dự án đã kết thúc bản vẽ
Thông tin của đại diện nhà thầu xây dựng
Họ tên, chữ ký của người thực hiện các bản vẽ hoàn chỉnh (có đóng dấu)
Con dấu và chữ kỹ của chủ nhà thầu
Giám sát thi công dự án
Con dấu mô tả kích thước và các thông số của thiết kế bản vẽ thi công
Quy định về đóng dấu bản vẽ thiết kế mới nhất 2021 rất hữu ích đối với người có nhu cầu muốn giám sát và theo dõi những công trình. Vì vậy, bạn đọc cần phải nắm rõ những thông tin trên đây để đảm bảo được hiệu quả cho những dự án sắp tới. Hy vọng rằng bài viết trên đã đáp ứng được đầy đủ những thắc mắc của độc giả.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn