Phương pháp thi công top down không cần diện tích đào móng lớn, tiết kiệm nhiều chi phí làm tường chắn độc lập nên được ứng dụng rất nhiều trong các công trình, đặc biệt công trình hầm giao thông. Dưới đây là các kỹ thuật sử dụng trong phương pháp top down. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Cốt thép đỡ tạm là một phần không thể thiếu khi thi công tầng hầm theo phương pháp top down. Vì phương pháp này thi công cùng lúc phần thân và tầng hầm nên cột thép chống tạm phải chịu được thêm cả sàn tầng 1 và sàn tầng 2 nữa. Số lượng sàn mà cột thép đỡ tạm cần phải đỡ sẽ được tính toán dựa theo tiến độ thi công phần thân nhà.
Các cột thép đỡ tạm này về sau sẽ được nhồi và bọc lớp bê tông bên ngoài trở thành cột chịu lực của công trình. Trong thực tế khi thi công, người ta sẽ dùng thép I có gia cường thép góc hoặc ống thép với khả năng chịu lực từ 200 tấn đến 1.000 tấn. Đặc biệt, cột thép đỡ tạm phải được đặt đúng vị trí vào các cột chịu lực của công trình. Thường thì chúng sẽ được cắm sẵn vào các cọc khoan nhồi từ khi thi công cọc khoan nhồi.
Thi công các công trình lớn thường bị giới hạn rất nhiều về thời gian. Do đó phải tháo ván khuôn sớm để tiến hành đào đất thi công tiếp tục phần dưới. Trong trường hợp này đỏi hòi cần phải dùng phụ gia giúp bê tông nhanh chóng đạt được cường độ yêu cầu trong thời gian ngắn. Một số phương pháp thường được áp dụng đó là:
Sử dụng phụ gia hóa dẻo, siêu dẻo để giảm tỷ lệ nước nhưng vẫn giữ nguyên độ sụt bê tông
Sử dụng phụ gia tăng trưởng cường độ nhanh, có thể đạt tốc độ trên 90% trong vòng 7 ngày
Đặc biệt, khi thi công cột và vách cứng cần phải sử dụng thêm phụ gia trương nở để vá đầu cột, đầu lõi là nơi tiếp xúc với dầm sàn. Hàm lượng sử dụng rơi vào khoảng 5-15% lượng xi măng. Không nên dùng bột nhóm hoặc các chất sinh khí khiến bê tông trương nở đồng thời ăn mòn cốt thép.
Khi thi công tầng hầm theo phương pháp top down không thể tránh khỏi tình trạng gặp nước ngầm, gây nhiều khó khăn trong quá trình thi công. Do đó, người ta phải kết hợp đồng thời cả hai phương pháp đó là hạ mực nước ngầm bằng ống kim lọc và hệ thống thoát nước bề mặt gồm mương tích trữ nước, bể thu nước và máy bơm.
Quá trình thiết kế hệ thống hạ mực nước ngầm để phục vụ thi công cần phải tính toán dựa theo độ sâu của từng công trình theo từng giai đoạn. Hơn nữa, trong quá trình thi công cần tuân thủ tuyệt đối yêu cầu đưa ra đối với công tác hạ mực nước ngầm này.
Thi công hệ dầm và sàn ngoài mục đích giúp quá trình vận chuyển đất được dễ dàng hơn, chống áp lực đất cho tường vây và rút ngắn thời gian thi công. Hơn nữa, hệ thống này còn có tác dụng thay giàn giáo để đỡ ván khuôn nên chiều cao đào bị hạn chế.
Việc thi công dầm và sàn không có tác dụng làm thông gió và chiếu sáng được tốt hơn vì thông gió phụ thuộc nhiều vào luồng gió chính đưa xuống vị trí gây khói, cách tính toán hợp lý sao cho khi đi tuần hoàn.
Các thiết bị phục vụ thi công theo phương pháp top down được phân chia theo từng chức năng và nhiệm vụ. Bao gồm:
Phục vụ công tác đào đất phần ngầm: máy san đất loại nhỏ, máy lu nền loại nhỏ, công cụ đào đất thủ công và máy khoan bê tông
Phục vụ công tác vận chuyển: cần trục nhỏ, thùng chứa đất và xe chở đất tự đổ
Phục vụ công tác khác: máy bơm, thang thép đặt tại lối lên xuống, hệ thống đèn điện chiếu đủ độ sáng trong khu vực thi công
Các công cụ chuyên dụng khác theo yêu cầu và đặc thù từng công trình
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các kỹ thuật chủ yếu được sử dụng trong phương pháp thi công top down. Hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Mọi thắc mắc của bạn đọc xin vui lòng liên hệ với Nhất Nghệ để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn