Tầng hầm nếu không được thi công đúng tiêu chuẩn sẽ rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột, ảnh hưởng đến khả năng khai thác và sử dụng lâu dài. Giải pháp chống thấm tầng hầm nhà cao tầng sẽ giải quyết triệt để tình trạng này không tốn kém quá nhiều chi phí, thời gian mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.
Tầng hầm là phần nền móng của mỗi công trình, được thiết kế phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như:
Hầm để xe
Kinh doanh bán hàng
Dự trữ hàng hóa
Kho lưu trữ đồ của gia đình
Do đó, việc sử dụng các biện pháp chống thấm tầng hầm cần phải được tiến hành ngay từ khâu thiết kế công trình. Hơn nữa, tầng hầm là nơi chịu áp lực lớn nhất của nhà cao tầng, nếu không chú trọng chống thấm ngay từ ban đầu thì sẽ rất dễ xảy ra sự cố, xuống cấp nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm không thể lường trước được.
Tầng hầm bị thấm dột do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:
Quy trình thiết kế không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chưa hiểu rõ được bản chất và tầm quan trọng của việc chống thấm
Chưa tìm được giải pháp thi công chống thấm phù hợp hoặc chọn giải pháp tiết kiệm chi phí nhưng lại không đảm bảo được chất lượng từ phía nhà thầu thi công
Quá trình đổ bê tông kém chất lượng, tạo độ rỗng hoặc gặp phải điều kiện trời mưa
Để phòng ngừa tình trạng chống thấm tầng hầm, nhà thầu thi công có thể lựa chọn một trong những giải pháp sau:
Tiến hành bo góc chân tầng hầm bằng vật liệu sika latex/sika latex TH + xi măng cát vàng
Quét một lớp mỏng sơn chống thấm dưới lớp thủy tinh và bo góc bề mặt rộng từ 10-15cm
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà có thể lựa chọn nhiều vật liệu chống thấm khác nhau. Giải pháp được nhiều người lựa chọn nhất đó là sơn chống thấm. Chú ý đảm bảo các lớp chống thấm vuông góc và quét theo một chiều từ trên xuống, độ dày trung bình từ 1mm/lớp, mỗi lớp kéo dài 1-2kg. Liều lượng sử dụng mỗi lần dao động từ 2-6kg.
Bước 1: Quét lớp tạo dính
Thi công bề mặt chống thấm bằng lu sơn, dàn mỏng lớp tạo dính lên bề mặt của tầng hầm. Yêu cầu lớp tạo dính đều, phủ kín bề mặt
Sau khi thi công đảm bảo lớp tạo dính khô để chuẩn bị dán màng chống thấm
Bước 2: Chọn màng chống thấm bitum
Kiểm tra lớp màng tạo dính, bề mặt dán hoặc khò cần úp xuống dưới
Đặt cuộn màng vào vị trí cần chống thấm của tầng hầm
Cuốn ngược màng chống thấm, không thay đổi vị trí và hướng chống thấm
Làm chảy lớp tạo dính dính đã quét lên bề mặt tầng hầm bằng đèn khò
Dùng lửa và lướt qua lại để lớp màng chống thấm dính vào bề mặt lớp tạo dính
Ép, miết phần màng chống thấm xuống bề mặt tầng hầm
Ảnh 3: Phương pháp chống thấm bằng màng tự dính
Phương pháp chống thấm bằng màng tự dính được rất nhiều người lựa chọn và mang lại hiệu quả cao. Các bước thực hiện như sau:
Trải màng chống thấm, tiến hành bóc lớp nilon rồi dán lên toàn bộ bề mặt cần thi công
Biên độ chồng mí giữa các lớp tiếp giáp từ 70-100mm
Trát thêm một lớp bê tông dày 3-4cm để bảo vệ bề mặt và gia tăng tuổi thọ công trình
Làm ẩm bề mặt tầng hầm trước khi thi công
Quét lớp hóa chất lên bề mặt sau khi đã được xử lý qua
Mỗi lớp hóa chất cần quét cách nhau 2-4 tiếng. Nguyên tắc quét lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất
Biện pháp chống thấm ngược được áp dụng khi khe tiếp giáp giữa hai nhà không được xử lý chống thấm, bể ngầm chứa nước có nguy cơ thấm qua thành xuống tầng hầm. Các bước thi công chống thấm như sau:
Dùng công cụ chuyên dụng để xử lý và làm sạch bề mặt
Tạo độ ẩm cho bề mặt tầng hầm trước khi thi công
Dùng vật liệu như màng khò nóng, vật liệu chống thấm thích hợp để chống thấm tầng hầm
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các giải pháp thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả nhất hiện nay. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích, xin vui lòng truy cập vào website nhatnghe.net. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn