Thi công cầu thang bê tông cốt thép ngày càng thịnh hành bởi nó góp phần tăng độ bền công trình khi sử dụng. Nhất là tại các ngôi nhà có nhiều tầng, các văn phòng, công ty... Tùy theo từng loại công trình sẽ chọn loại toàn khối hay dạng lắp ghép. Nhưng nó lại gây phiền toái, tốn thời gian khi bạn cần sửa chữa hay thay đổi công trình.
Cầu thang bê tông cốt thép có rất nhiều những ưu điểm, nhưng bên cạnh đó cũng có một số những nhược điểm. Ưu điểm là rất vững chắc, bền, có khả năng chịu lửa cao, có thể thiết kế được nhiều kiểu dáng khác nhau. Cũng chính vì những ưu điểm này mà rất nhiều các công trình kiến trúc lớn lựa chọn loại cầu thang này. Nhược điểm của loại cầu thang này là có khối lượng là lớn, nặng, rất khó để sửa chữa.
Cầu thang bê tông cốt thép có 2 loại phổ biến là cầu thang bê tông cốt thép toàn khối và cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép.
Cầu thang bê tông cốt thép toàn khối là cầu thang được thi công ngay tại chỗ đó, có thể thiết kế được nhiều hình dạng rất đa dạng, có độ bền cao. Tuy nhiên thì tiến trình thi công loại cầu thang bê tông cốt thép toàn khối này rất chậm
Cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép là các bộ phận của cầu thang được làm sẵn ở nơi sản xuất rồi dược đem đến công trình để lắp ráp. Ưu điểm của loại cầu thang này là nhanh, có thể tiết kiệm được các vật liệu, tiết kiệm được thời gian. Nhược điểm là loại cầu thang này còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tiêu chuẩn khác nên không được đa dạng.
Cấu tạo của cầu thang bê tông cốt thép toàn khối cho 2 loại là: loại vế thang kiểu có bản chịu lực, loại vế thang kiểu bản có dầm cốn chịu lực. Loại vế thang kiểu có bản chịu lực nằm nghiêng chịu toàn bộ trọng tải vào vế thang, chiều lực chính là điều dọc bản vế, phía bên trên là xây bậc gạch. Còn loại vế thang kiểu bản có dầm cốn chịu lực có kết cấu chính là bản nghiên kết hợp với dầm cốn chịu lực.
Cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép có rất nhiều cách lắp ghép khác nhau như: bán lắp ghép, lắp ghép hoàn toàn với kiện cấu nhỏ, kiện cấu trung bình hay kiện cấu lớn.
Quy trình thi công cầu thang bê tông cốt thép:
Bước 1: Lắp dựng ván khuôn cầu thang: đây là bước đầu tiên căn bản trong việc thi công cầu thang bê tông cốt thép. Ván khuôn phải được lắp dựng để định hình cầu thang.
Bước 2: Lắp dựng cốt thép cầu thang: Khi cầu thang đã được định hình, được bảo đảm về chiều dài và rộng của mặt sàn. Lắp dụng cốt thép cầu thang để tránh bị tuột mối nối, tránh những hiện tượng cong vênh.
Bước 3: Đổ bê tông cho cầu thang: Trước khi đổ bê tông cần phải xác định được độ dốc của bản cốt thép trước lúc ghép cốt pha, đặt cột thép sao cho hợp lý.
Lắp dựng ván cầu thang cần phải đảm bảo đúng quy trình và thực hiện các yêu cầu kỹ thuật sao cho an toàn đối với các thi công
Khi lắp dựng cốt thép cho cầu thang: Cốt thép được đặt ở dưới phía ô lưới, chiều ngang là Ø6-8 trên 1m dài, chiều dọc Ø 5-8 cách nhau khoảng a=200mm.
Với các cốt thép ngang nên bẻ lên quá dầm thang để sau hàn với cả lan can. Chống momen có thể làm thân nhang có thể xoay tự do được, hãy bẻ cốt thép ngang lên phía trên thân nhang. Bản thân nhang sẽ phải cắm vào tường >100mm.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thi công cầu thang bê tông cốt thép. Qua đó dễ dàng đưa ra lựa chọn thi công dạng toàn khối hay lắp ghép cho phù hợp với công trình của mình và khả năng tài chính. Và đừng quên chọn đơn vị nhà thầu có uy tín để đảm bảo chất lượng và độ bền lâu dài cho nhà ở hay nơi làm việc của mình nhé!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn