Để có thể hoàn tất một công trình hoàn mỹ, đạt chất lượng bền đẹp lâu dài thì cần trải qua nhiều giai đoạn. Ngoài việc tính các nguyên vật liệu, thiết kế bản vẽ thì cần có tường thu hồi để mái nhà được bảo vệ nguyên vẹn dưới mọi tác động của thời tiết. Vậy tường thu hồi là gì? Nó có cấu tạo, vai trò như thế nào trong các công trình nhà ở, dân dụng?
Tường thu hồi là gì? Đây là một bức tường đầu hồi với hình tam giác có phần đỉnh là nóc nhà và phần ngang mái. Nó là một trong những bộ phận cấu tạo của mái, lợi dụng bức tường ngang để tạo kết cấu chịu lực của mái nhà. Nó được xây theo độ dốc của mái, tường thu hồi đầu biên xây 220, tường thu hồi giữa xây 105.
Để tăng cường khả năng chịu lực cho tường thu hồi cần phải bổ trụ với các khoảng cách là 2m mỗi trụ, nhất là tại vị trí gác xà gồ. Kết cấu của tường thu hồi khá đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả cao trong xây dựng. Trong tường này sẽ có thép chờ để liên kết với xà gồ. Khoảng cách giữa tường thu hồi không quá 4m, nếu lớn hơn thì nên dùng kết cấu vì kèo.
Có thể nói các mảng tường thu hồi này không được thi công quá dày đặn để gây bí bách và cũng không quá thưa để không phát huy hiệu quả cao nhất. Vì thế, cần phải có sự tính toán, đo đạc kỹ lưỡng để bố trí các tường cho hợp lý.
Thông thường tường thu hồi sẽ được xây bằng gạch và đá, với góc nghiêng phụ thuộc vào góc nghiêng của mái nhà. Trong trường hợp mái mái có độ dốc lớn, giật cấp với độ nghiêng lớn thì thi công tường thu hồi cần đảm bảo đúng kết cấu của mái.
Bên cạnh đó còn có thể sử dụng xà gồ bằng gỗ hộp với chiều rộng khoảng 10 - 12cm, cao khoảng 15 - 20cm và dài không quá 4m. Trong đó, xà gồ trên cùng gọi là xà gồ nóc, dưới cùng là xà gồ mái đua. Khi mái đua vươn rộng dưới tới 500mm thì vị trí của thanh xà gồ cuối cùng sẽ được có thể đặt trực tiếp lên tường dọc ngoài. Còn nếu mái đua trên 500mm thì bạn cần phải gác lên gối tựa bên ngoài nhà, thường là trên bản công xôn hoặc là dầm công xôn.
Nếu là nhà cấp 4 thì tường thu hồi thường là kiểu tường 110mm, kèm theo bổ trụ đúng chỗ đặt xà gồ. Bên cạnh đó, kiểu nhà này còn thiết kế thêm cửa để vừa tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, vừa tạo độ thoáng mát. Nếu cần làm thêm các bước gian rộng thì sẽ chọn hình thức cầu phong, kèo hoặc dầm nghiêng thay thế.
Tác dụng của tường thu hồi chủ yếu là chịu lực với kết cấu mái đỡ. Thế nên trên tường sẽ đặt gạch xà gồ, cầu phong, rui, mè. Ở bên ngoài thì bao quanh với dốc khoảng 60% dày 200mm. Nếu công trình xây dựng đổ mái bằng thì tường thu hồi được xây khá đơn giản. Bạn có thể xây bằng tường 10 giúp khối lượng tường nhẹ đi cùng mức chi phí cũng được cắt giảm đáng kể.
Tường thu hồi được xem là kết cấu chịu lực và nâng đỡ hệ thống của mái nhà. Qua đó góp phần gánh chịu mọi tác động của từ sức gió, mưa và các trọng lực khác.
Nếu phân bố và thiết kế tường thu hồi đúng chuẩn sẽ giúp phân bố trọng lực đều hơn. Qua đó giữ được hình dáng chuẩn như trong bản thiết kế.
Trong bảng vẽ thi công thì các kiến trúc sư và cả nhà thầu đều quan tâm đến khả năng chịu lực của mái nhà. Và tường thu hồi chính là giải pháp để gánh đỡ phần nào trọng lực cho mái nhà.
Hy vọng qua những phân tích của bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tường thu hồi là gì. Qua đó biết cách tận dụng tốt các lợi ích của nó để tăng tuổi thọ, độ bền cho công trình với chi phí thấp nhất. Nếu bạn muốn sở hữu công trình bền đẹp thời gian thì cần tìm đơn vị xây dựng, thi công có uy tín để vừa đảm bảo hiệu quả, chất lượng với chi phí hợp lý nhất.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn