Trong mỗi dự án, công trình, các chủ đầu tư, doanh nghiệp luôn có nhu cầu tìm đến các tổ chức thi công xây dựng. Vậy tổ chức thi công xây dựng là gì? Quy trình xây dựng gồm những giai đoạn nào? Trong bài viết này, chúng tôi giúp bạn giải đáp.
Tổ chức thi công xây dựng là hoạt động liên quan đến việc xây dựng và lắp đặt các thiết bị phục vụ công việc xây dựng mới, sửa chữa, tân trang, di dời, phá dỡ công trình xây dựng hay bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
Vậy tại sao việc tổ chức thi công lại quan trọng?
Việc tổ chức xây dựng bao gồm tất cả các giai đoạn từ triển khai đến lập kế hoạch, thực hiện và hoàn thành. Nó giúp bạn hiểu, xác định mục tiêu của mình và thực hiện các chiến lược để đạt được chúng.
Tổ chức việc thi công sẽ giúp bạn điều phối các nguồn lực của mình để đảm bảo rằng bạn đạt được các mục tiêu dự án. Các tổ chức thi công dự án cũng được quản lý chuyên nghiệp để đảm bảo rằng họ đáp ứng được chất lượng kỹ thuật mà khách hàng mong đợi.
Cung cấp một giải pháp quản lý dự án hiệu quả, đảm bảo các nhiệm vụ được hoàn thành một cách kịp thời và hiệu quả về chi phí.
Mục đích của tổ chức thi công là đảm bảo chất lượng, tiến độ công việc, an toàn cho người lao động và người sử dụng. Để một dự án công trình hoàn thành không sai sót, chất lượng, cần thực hiện quy trình tổ chức thi công theo 6 giai đoạn sau:
Thông báo việc bắt đầu công việc cho chính quyền địa phương bằng văn bản, thông báo cho các hộ lân cận và chụp ảnh hiện trạng công trình lân cận.
Đặt biển báo công trình (gồm 4 biển theo quy phạm: biển báo xây dựng, tiêu chuẩn công trình, an toàn lao động, cảnh báo lao động).
Tạo một loạt các tài liệu thiết kế xây dựng để làm cơ sở kỹ thuật cho việc xây dựng một ngôi nhà liên kế.
Xác định vị trí công việc và độ cao tiêu chuẩn.
Để công trình có thể vững chắc, việc xây dựng móng vô cùng quan trọng.
Trước khi động thổ, các nhà thầu và chủ sở hữu phải dọn dẹp mặt bằng và dọn dẹp cây cối xung quanh khu vực để ngăn chặn các chất ô nhiễm từ vật liệu xây dựng. Lúc này, nhà thầu còn lắp ráp vật tư, thiết bị, máy móc và nhân công xây dựng.
Đối với các công trình lớn như biệt thự, nhà ở được xây dựng trên đất yếu hoặc đất ruộng, nhà thầu cần phải đóng cọc. Vị trí, kích thước và khoảng cách của các cọc được xác định dựa trên các tài liệu thiết kế.
Việc lắp đặt hệ thống thi công là bước rất quan trọng trong thi công xây dựng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình. Ngoài kinh nghiệm của kỹ sư thì sự đầy đủ và hiện đại của hệ thống trang thiết bị góp phần giúp công trình hoàn thành nhanh chóng, chất lượng và hiệu quả.
Sau khi lắp đắp đặt xong giàn giáo và hệ thống thi công thì tiến hành xây công trình.
Lắp đặt khung cửa và dây điện, nước, điều hòa, hộp công tắc ... Chú ý kiểm tra kích thước của cửa và hệ thống dây điện trên tường (đèn, điều hòa, công tắc, v.v.).
Khi công trình hoàn thành sẽ bắt đầu tô. Trước tiên tô từ trần nhà, sau đó tô tường bên trong, lan can và sau cùng là mặt tiền. Riêng với hộp kỹ thuật điện, nước sẽ được tô sau khi lắp đặt và kiểm tra.
Sau khi hoàn thành thi công công trình, hãy tiến hành kiểm tra nghiệm thu. Tiến hành kiểm tra tổng quát công trình và bàn giao cho khách hàng.
Tiến hành kiểm tra đường dây điện, lát nền, ốp gạch tường, bồn nước, hệ thống đèn, công tắc, internet,...
Trên đây là thông tin về quy trình tổ chức thi công xây dựng mà Nhất Nghệ muốn gửi đến các bạn. Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn đã nắm được cách thức hoạt động của quy trình và có thể áp dụng thành công vào công trình xây dựng của mình nhé.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn