Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với các nhiệm vụ theo dõi, quản lý khối lượng kỹ thuật của toàn bộ công trình xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngày nay, hoạt động này đã có bộ quy chế tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình riêng. Vậy quy chế này là gì? Các công việc quan trọng trong giám sát thi công là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài phân tích qua bài viết dưới đây.
Tư vấn giám sát thi công được hiểu là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn giám sát công trình xây dựng theo nội dung hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát việc xây dựng, lắp đặt thiết bị phục vụ công tác xây dựng mới hoặc các công tác bảo hành bảo trì dự án.
Việc thực hiện tư vấn giám sát thi công được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam với những chế tài xử phạt đối với các công trình không đảm bảo được chất lượng và nhân lực giám sát.
Các công việc trong tư vấn giám sát thi công công trình sẽ có khác biệt giữa các loại hình công trình bao gồm công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp,…Dù là ở hạng mục nào, một số hoạt động chính trong tư vấn giám sát vẫn bao gồm:
Xem xét các tài liệu, hồ sơ thiết kế công trình: Trong bước này, kỹ sư tiến hành xem xét kỹ lưỡng toàn bộ tài liệu thiết kế dự án, đánh giá dự án và các yêu cầu kỹ thuật.
Lập kế hoạch và giám sát thi công: Kỹ sư lập kế hoạch giám sát thi công cụ thể dựa trên hồ sơ thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác để đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong quá trình thực hiện.
Đánh giá và xem xét hồ sơ thiết kế xây dựng: Đây là bước mà toàn bộ hồ sơ thiết kế cho mỗi dự án được kiểm tra và xem xét. Đảm bảo rằng dự án được thực hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng và thông số kỹ thuật.
Các công việc quan trọng trong giám sát thi công công trình
Giám sát thi công từng công trình: Kỹ sư giám sát thi công có trách nhiệm giám sát từng công trình cụ thể. Đảm bảo các số liệu kỹ thuật trong quá trình thi công phù hợp với thiết kế để tránh những sai sót không đáng có trong quá trình thi công.
Tiến độ thi công: Kỹ sư theo dõi, giám sát kỹ tiến độ thi công và giám sát kỹ lưỡng tiến độ theo đúng kế hoạch đề ra. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giảm thời gian thi công sao cho phù hợp với tình hình.
Quản lý chi phí kỹ thuật: Các kỹ sư cần theo dõi chặt chẽ, tính toán và báo cáo sự chênh lệch giá của các vật liệu kỹ thuật đang xây dựng. Sau đó, tạo tài liệu để điều chỉnh và cân đối chi phí.
Báo cáo định kỳ: Báo cáo hàng tuần và hàng tháng về các lỗi và hạn chế. Bước tiếp theo là đưa ra giải pháp kịp thời để khắc phục lỗi.
Phê duyệt, nghiệm thu kỹ thuật cho công trình: Giai đoạn cuối cùng của quy trình là phê duyệt từng dự án và toàn bộ dự án. Các yếu tố bao gồm vật tư, thiết bị, nhân công, số lượng chuyên gia làm việc của tổng thầu và nhà thầu phụ.
Quy trình giám sát đảm bảo các dự án xây dựng được hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng và an toàn cao nhất. Các dự án sẽ được thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của đồ án thiết kế đã được phê duyệt. Để quy trình giám sát đạt kết quả tốt nhất, các kỹ sư giám sát bắt buộc phải thực hiện đối với công việc của mình:
Chịu trách nhiệm giám sát khối lượng của toàn bộ dự án.
Đảm bảo đúng tiến độ và thời gian thi công theo hợp đồng đã ký kết.
Chịu trách nhiệm về an toàn lao động và thi công trên công trường.
Giám sát viên phải có chứng chỉ đào tạo hợp pháp, theo đúng với quy định của pháp luật về quy chế tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
Các công việc và quy chế trong tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình đòi hỏi nhà đầu tư, chủ thầu phải tìm hiểu các quy định của pháp luật. Đồng thời, phối hợp tốt với các quy trình khác trong xây dựng công trình để đảm bảo tiến độ và sự an toàn đối với các hạng mục xây dựng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn