Nghiệm thu công trình nhằm mục đích kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Sau bước nghiệm thu công trình, bộ phận có liên quan sẽ tiến hành làm hồ sơ nghiệm thu dựa trên cơ sở tình hình thực tế, trước khi đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách làm hồ sơ nghiệm thu công trình đầy đủ nhất hiện nay!
Nghiệm thu công trình cần phải thực hiện bài bản để tạo cơ sở đánh giá, làm hồ sơ nghiệm thu. Cách làm hồ sơ nghiệm thu công trình cần phải trải qua 3 bước như sau:
- Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu
- Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, hệ thống giàn giáo và các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình thi công
- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm và đo lượng nhằm xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình, máy móc thiết bị.
- Đối chiếu so sánh những con số thực tế với thiết kế đã được duyệt và tiêu chuẩn trong xây dựng
- Đánh giá kết quả công việc và chất lượng đối với từng công việc. Lập bản vẽ hoàn công công trình.
- Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường, kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan
- Kiểm tra các kết quả thí nghiệm đo lường chất lượng và khối lượng vật liệu, cấu kiện, kết cấu công trình, thiết bị.
- Văn bản của tổ chức tư vấn thiết kế đồng ý thi công cọc đại trà, sau khi đã có kết quả về thí nghiệm cọc
- Đối chiếu và so sánh kết quả trên với tài liệu thiết kế đã duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng.
- Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu (hồ sơ phải đảm bảo tập hợp đầy đủ tài liệu pháp lý, tài liệu quản lý theo đúng quy định)
Nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình được thực hiện khi kết thúc việc xây dựng. Bước nghiệm thu này nhằm mục đích đánh giá công trình và kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng. Sau đó sẽ trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên môn để có các văn bản nghiệm thu, chấp nhận hệ thống kỹ thuật và công nghệ đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Nghiệm thu hoàn thành công trình và hạng mục công trình bao gồm:
- Kiểm tra hiện trường
- Kiểm tra khối lượng và chất lượng xây lắp của hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình
- Kiểm tra kết quả thực nghiệm và vận hành đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị
- Kết quả đo đạc, quan trắc và độ biến dạng của các hạng mục công trình
- Kiểm tra các điều kiện về đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng.
- Kiểm tra chất lượng hồ sơ khi hoàn công
Sau khi kiểm tra, nếu hạng mục công trình hoặc công trình đảm bảo an toàn, đúng với thiết kế được duyệt và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu thì sẽ được cơ quan Quản lý Nhà nước về chất lượng cấp biên bản kiểm tra chấp thuận. Lúc này chủ đầu tư sẽ lập biên bản nghiệm thu theo phụ lục số 7, Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
Với các hạng mục phụ trong dự án thì chủ đầu tư và các bên liên quan tự tiến hành kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu, không cần có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của cơ quan Nhà nước
Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư thực hiện thủ tục bàn giao công trình, đưa công trình vào khai thác và sử dụng, quyết toán vốn đầu tư. Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích về cách làm hồ sơ nghiệm thu công trình. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn