Bí quyết giúp chủ đầu tư có thể dễ dàng tính toán được tổng giá trị chi tiêu cho dự án là lập định mức dự toán xây dựng. Bằng cách lập bảng chi phí cụ thể, chủ đầu tư có thể nâng cao được hiệu quả trong việc quản lý dự án xây dựng của mình.
Theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD, định mức dự toán xây dựng là mức phí tổn cần thiết cho nguồn nguyên vật liệu, nhân công, máy móc hay các thiết bị thi công khác. Định mức cần đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện và biện pháp thi công cụ thể để có thể hoàn thành kịp tiến độ, khối lượng công việc được đặt ra.
Sau khi hình dung được cụ thể khái niệm trên, chúng ta có thể bắt đầu lập định mức dự toán xây dựng qua các bước dưới đây.
Quy trình lập định mức dự toán xây dựng
Với bước lập danh mục công tác xây dựng đầu tiên, có một số mục cần được trình bày cụ thể như sau:
Đơn vị khi tính khối lượng.
Các yêu cầu về mặt kỹ thuật, biện pháp thi công và điều kiện cần thiết để thi công.
Lợi ích của việc lập danh mục công tác xây dựng này là giúp cho công tác thực thi từ lúc bắt đầu cho đến khi nghiệm thu dự án được diễn ra trơn tru, nhanh chóng nhất.
a. Chi phí về vật liệu:
- Chi phí hao hụt vật liệu chính luân chuyển được có công thức tính như sau: VL2 = QVLC x (1 + Ht/c) x KLC
QVLC: lượng hao phí vật liệu.
Ht/c là tỷ lệ hao hụt vật liệu.
KLC là hệ số luân chuyển: KLC = [h x (n-1) + 2]/2n
h: tỷ lệ bồi thường thiệt hại sau lần thứ hai
n: số lần luân chuyển
- Chi phí hao hụt vật liệu chính không luân chuyển được có công thức tính như sau: VL1 = QV x (1 + Ht/c)
QV: Lượng phí tổn cần thiết theo yêu cầu thiết kế.
- Chi phí hao hụt vật liệu khác được tính theo công thức riêng tùy theo từng dự án, công trình.
b. Chi phí về nhân công:
- Chi phí nhân công của dây chuyền công nghệ tổ chức thi công: NC = TNC /Q x Kcđ
TNC: ngày công cần thiết.
Q: khối lượng công việc cần thực hiện.
Kcđ: hệ số chuyển đổi xác định theo kinh nghiệm của chuyên gia (1,05¸1,2).
-Chi phí nhân công theo số liệu thống kê của dự án: Được tính toán trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê, công trình đã và đang thực hiện trong các điều kiện và biện pháp thi công tương tự.
-Chi phí nhân công theo số liệu thực tế: NC = NC = å (tm x Kcđ) x Ktg
tdm: mức hao phí nhân công trực tiếp.
Ktg = 1/8 (hệ số chuyển đổi từ giờ làm việc tiêu chuẩn sang ngày làm việc tiêu chuẩn).
c. Chi phí về máy móc, thiết bị:
- Chi phí máy thi công chính: M = Kcđ x Kcs x 1/QCM
+ Kcđ: hệ số chuyển đổi (1,05¸1,2).
+ Kcs: hệ số sử dụng năng suất (Kcs>1).
+ QCM: biểu thị định mức hiệu suất máy thi công trong một ca. Được tính:
Hiệu suất máy thi công của dây chuyền công nghệ tổ chức: QCM = NLT x Kt (với NLT: năng suất lý thuyết trong một ca. Kt: thể hiện hệ số sử dụng thời gian).
Hiệu suất máy thi công theo số liệu thống kê: QCM = mTK/tCM x Ktgm. (Với mTK: khối lượng công tác/ kết cấu. tCM: thời gian hoàn thành khối lượng. Ktgm = 8).
Hiệu suất máy thi công theo số liệu thực tế: QCM = mKS/tCM x Ktgm (với MKS là khối lượng công tác/kết cấu).
- Chi phí máy thi công khác: tùy theo công trình khác nhau.
Lập các tiết định mức trên cơ sở hao phí có 2 nội dung chính:
- Thành phần công việc: Liệt kê rõ các hạng mục công việc cần thực hiện từ khi tiếp nhận đến khi nghiệm thu dự án.
- Bảng định mức các khoản phí tổn:
Hao phí nguyên vật liệu: nêu rõ số lượng, chủng loại, tên, cách sử dụng của nguồn nguyên vật liệu chính và nguồn nguyên vật liệu khác phát sinh.
Hao phí nhân công: nêu rõ số lượng công nhân xây dựng.
Hao phí máy móc thi công: nêu rõ tên, mô tả cách dùng của loại máy phục vụ chính (tên, mô tả, cách dùng,...) và loại máy phục vụ phụ.
Tất cả thông tin liên quan tới cách lập định mức dự toán xây dựng, Nhất Nghệ đã tổng hợp cho bạn đọc ở bài viết trên. Mong rằng qua bài viết bạn có thể tự tay lập được định mức dự toán xây dựng cho công trình của mình.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn