Bóc tách dự toán xây dựng liên quan đến hầu hết các khâu từ xây dựng, thiết kế, thi công đến thanh quyết toán công trình. Do đó, nắm được cách bóc dự toán xây dựng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Dự toán xây dựng được hiểu là bảng tổng hợp toàn bộ các số liệu bao gồm tổng hợp giá, chi tiết giá, phân tích đơn giá, vữa, nhân công, máy móc,...trên cơ sở phân tích bản thiết kế kỹ thuật hoặc bản thiết kế thi công. Dự toán xây dựng được lập và sử dụng với mục đích làm căn cứ bóc tách cho bộ phận kỹ thuật, bộ phận kế toán xử lý các chi phí liên quan.
Bóc dự toán xây dựng là việc căn cứ vào bảng dự toán để lấy ra các số liệu về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chung, chi phí lán trại, chi phí máy móc và những thu nhập trước thuế khác,...Sau đó, chúng ta sẽ lấy các số liệu này đem so sánh với tổng giá trị từng hạng mục. Từ tổng giá trị từng hạng mục lại so sánh với giá trị của cả công trình.
Cách bóc dự toán xây dựng gồm 3 bước như sau:
Tiến hành lập bảng với các cột như sau:
STT: Số thứ tự từng hạng mục của công trình.
TÊN CÔNG VIỆC: Tên hạng mục thuộc dự toán tổng hợp đã được chủ đầu tư phê duyệt.
ĐƠN VỊ TÍNH (viết tắt ĐVT): Đơn vị tính của hạng mục (thường là mét khối).
KHỐI LƯỢNG: Khối lượng của từng hạng mục theo dự toán, trình bày tương ứng với tên hạng mục của công trình.
ĐƠN GIÁ: Chia làm 4 cột gồm Vật liệu - NCTT - NC máy - Máy, lấy đơn giá ở phần dự toán xây dựng tương ứng với các hạng mục và khối lượng công việc đi kèm. Đơn giá của từng hạng mục sẽ khác nhau, có hạng mục chỉ có đơn giá của Vật liệu - NCTT hoặc chỉ có NC máy - Máy.
THÀNH TIỀN: Trong cột này ta chia làm 9 cột nhỏ gồm: Vật liệu, NCTT, NC máy, máy móc, chi phí khác, chi phí chung, TNTT (thu nhập trước thuế), thuế 10%, chi phí lán trại. Theo đó,
Vật liệu = Khối lượng x Đơn giá Vật liệu
NCTT = Khối lượng x Đơn giá NCTT
NC máy = Khối lượng x Đơn giá NC máy
Máy = Khối lượng x Đơn giá máy
Chi phí khác = 1,5 x Tổng (Vật liệu + NCTT + NC máy + máy) - 2% (con số này có thể thay đổi tùy theo phần trăm chi phí khác được ghi trong bảng dự toán).
Chi phí chung = 4,5 x Tổng (Vật liệu + NCTT + NC máy + máy) - 6% (con số này có thể thay đổi tùy theo phần trăm chi phí chung được ghi trong bảng dự toán).
TNTT = 5,5% x Tổng (Vật liệu + NCTT + NC máy + máy). Con số 5,5% có thể thay đổi tùy theo phần trăm TNTT được ghi trong bảng dự toán.
Thuế 10% = 10% x Tổng (Vật liệu + NCTT + NC máy + máy + chi phí khác + chi phí chung + TNTT).
Chi phí lán trại = 1 - 2% x Tổng (Vật liệu + NCTT + NC máy + máy + chi phí khác + chi phí chung + TNTT + Thuế 10%). Nên tham khảo bảng dự toán để ghi nhận phần trăm chi phí lán trại đã được duyệt.
Sau khi tiến hàng bóc tách các chi phí như trên, dựa vào số liệu tổng của bảng này, ta sẽ biết cách hạch toán. Lưu ý, tổng các cột ở phần thành tiền phải bằng với tổng dự toán công trình đã duyệt.
Mục tiêu của bước này là biết chi tiết nguyên vật liệu của công trình là bao nhiêu, đồng thời, theo dõi vật tư đưa vào công trình có đúng với số lượng như trong dự toán hay không. Bảng này được chia làm 2 phần: phần trên là chi tiết vật tư của từng hạng mục; phần dưới là tổng hợp tỷ lệ phần trăm của từng vật tư.
Các cột cần lập trong bảng bao gồm:
STT: Số thứ tự hạng mục
TÊN VẬT LIỆU: Xem hạng mục nào có phần giá trị vật liệu thì đưa vào. Nếu trong dự toán không có thì dựa vào tài liệu “Định mức xây dựng” của Bộ Xây Dựng để tra cứu vật tư trong từng hạng mục.
ĐVT: Đơn vị tính của loại vật tư đó.
KHỐI LƯỢNG: Giống cột “khối lượng” của bảng trên.
ĐỊNH MỨC: Tra cứu trong tài liệu “Định mức xây dựng của Bộ Xây Dựng”, lấy giá trị tương ứng với từng vật tư.
HỆ SỐ: Được tính bằng 1 + %Vật liệu khác. Lấy giá trị ở phần tổng của hạng mục.
TỔNG VẬT LIỆU: Được tính bằng tích của Khối lượng, Định mức và Hệ số.
ĐƠN GIÁ: Tra đơn giá vật liệu xây dựng ở từng địa phương trong quyển đơn giá do Bộ Xây Dựng ban hành.
THÀNH TIỀN: Được tính bằng tích giá trị trong cột Tổng Vật Liệu và cột Đơn giá. Lưu ý, tổng tiền của cột này phải bằng với cột Vật Liệu trong bảng đã lập ở bước 1.
Bóc tách chi phí nguyên vật liệu giúp giám sát việc sử dụng vật tư (Nguồn: Internet)
Tương tự như bảng Vật tư vật liệu đã lập ở bước 2, tại các giá trị ở cột "Máy" trong bảng ở bước 1, các hạng mục và khối lượng được giữ nguyên và copy sang bảng này. Tra cứu định mức sử dụng nhiên liệu của các loại máy móc trong quyển "Định mức xây dựng" và "Giá cả máy và thiết bị thi công”.
Lập bảng chứa các cột sau:
STT: Số thứ tự hạng mục
HẠNG MỤC CÔNG VIỆC: Các hạng mục tương ứng ở phần “Máy”
ĐVT: Đơn vị tính trong hạng mục
KHỐI LƯỢNG: Khối lượng tương ứng với từng hạng mục ở phần “Máy” được nhập trong bảng ở bước 1.
CA: Tra cứu trong quyển “Định mức xây dựng”
ToCA: Được tính bằng tích số giữa cột KHỐI LƯỢNG và cột CA tương ứng
ĐIỆN HOẶC DẦU: Tra cứu trong quyển “Giá ca máy và thiết bị thi công” để xác định mức sử dụng xăng/dầu của loại máy công trình đang thi công.
TỔNG DẦU: Được tính bằng tổng các giá trị trong cột ToCA.
Bóc tách xăng, dầu, điện năng sử dụng cho cái nhìn tổng quan và biện pháp cân đối chi phí
Trên đây là cách bóc dự toán xây dựng chi tiết mà Nhất Nghệ muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin bài viết đưa ra sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc dự toán xây dựng công trình của mình một cách ưng ý và hiệu quả!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn