Hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản là một công đoạn vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các hạng mục công trình dù lớn hay nhỏ. Bởi lẽ, đây chính là cơ sở giúp bạn đánh giá, cân đối chi phí sao cho phù hợp với ngân sách công trình của mình. Vậy cách lập như thế nào, hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu qua bài dưới đây!
Hiểu một cách đơn giản, dự toán công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình đó. Đây được xem là bảng tính toán giá trị công trình dự kiến, được thực hiện trước thời điểm khởi công xây dựng. Dự toán công trình cung cấp cho người dùng một cái nhìn khách quan, cụ thể. Thông qua dự toán công trình, có thể xác định được khối lượng công việc phù hợp cho bản vẽ thi công và những yêu cầu khác. Từ đó, giúp bạn cân đối, đánh giá chi phí sao cho phù hợp với ngân sách mà công trình đưa ra.
Dự toán công trình là tài liệu quan trọng, gắn liền với bản vẽ để cung cấp các thông tin liên quan đến chi phí xây dựng. Thông qua bản dự toán công trình, bạn có thể nắm được các thông tin sau:
Số tiền dự kiến cần phải chi trả để có được hạng mục công trình mong muốn.
Căn cứ xét duyệt chọn nhà thầu, cơ sở lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng cấp vốn.
Căn cứ đàm phán, ký hợp đồng xây dựng sao cho phù hợp với ngân sách đề ra trong dự toán.
Sau đây là các bước hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản, chi tiết mà Nhất Nghệ tổng hợp cho bạn, cùng theo dõi nhé:
Xác định chi phí vật liệu dựa trên định mức sử dụng vật tư và mức giá vật liệu ở nơi xây dựng công trình. Chi phí này sẽ được ghi lại cụ thể trong đơn giá xây dựng cơ bản (đơn giá các tỉnh, thành phố hoặc đơn giá công trình).
Trong dự toán xây lắp, chi phí vật liệu được xác định bằng khối lượng xây lắp (theo thiết kế được duyệt) nhân với chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản đối với từng công tác xây lắp. Nếu có thay đổi về giá cả hay phí vận chuyển, dựa vào mức giá bình quân khu vực tại thời điểm xây dựng để xác định phần chênh lệch. Đưa trực tiếp phần chênh lệch này vào chi phí vật liệu trong dự toán.
Chi phí nhân công gồm tiền lương cơ bản và các khoản lương phụ, phụ cấp, chi phí đãi ngộ theo chế độ đối với công nhân. Những chi phí này có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính định mức một ngày công. Do đó, chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản có thể được xác định như sau:
Với đơn giá các tỉnh/thành phố: Chỉ tính khoản lương cơ bản, lương phụ, lương phụ cấp áp dụng thống nhất cho tất cả các công trình trong cùng khu vực. Riêng đối với chi phí theo chế độ có thể khoán trực tiếp cho người lao động. Một số công trình được hưởng các khoản phụ cấp khác chưa đưa vào chi phí nhân công trong đơn giá địa phương sẽ được bổ sung theo hướng dẫn ở phụ lục 2.
Với đơn giá công trình: Đưa trực tiếp các khoản lương cơ bản, lương phụ, lương phụ cấp, chi phí theo chế độ mà công nhân công trình được hưởng theo cách tính trên.
Nếu bảng giá ca máy vẫn chưa điều chỉnh theo mặt bằng giá thị trường, và tiền lương công nhân điều khiển máy được tính theo các nguyên tắc trên, tạm thời vẫn áp dụng bảng giá ca máy theo hiện hành. Điều chỉnh bảng giá này với hệ số 1.05.
Bên cạnh các chi phí trực tiếp, dự toán công trình còn bao gồm tất cả các chi phí khác như chi phí bộ máy quản lý, bảo hiểm xã hội, chi phí phục vụ công nhân,...cùng nhiều phụ phí thi công. Hiện nay, các chi phí này được tính thành một khoản chi phí chung quy theo tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí trực tiếp (bao gồm chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công).
Dự toán công trình không tính chi phí lãi vay ngân hàng. Vấn đề đảm bảo vốn xây dựng do hai bên A và B thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng kinh tế tùy theo công trình cụ thể.
Trên đây là hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản mà Nhất Nghệ muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc xây dựng các công trình trong tương lai!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn