Chỉ khi nắm được công thức tính tải trọng nhà, chúng ta mới có thể đưa ra các tính toán nhanh chóng và chính xác nhất. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tải trọng nhà cũng như công thức tính tải trọng nhà chính xác nhất hiện nay.
Trước khi tìm hiểu công thức tính tải trọng nhà, bạn cần hiểu về tải trọng công trình và tải trọng nhà. Tải trọng công trình là tải trọng và tác động ảnh hưởng đến công trình, tác động có thể dưới dạng lực hoặc không không phải là tác động lực.
Tương tự với tải trọng nhà, đó chính là các tác động nội lực hay ngoại lực t lên công trình nhà dân. Các công trình nhà ở từ riêng lẻ đến cao tầng đều có tải trọng nhất định. CHỉ khi xác định được tải trọng của công trình, đơn vị thì công và thiết kế mới chọn được phương án thiết kế - thi công đảm bảo an toàn nhất.
Dựa vào các nhóm tác động ảnh hưởng đến kết cấu công trình, trọng tải được chia làm nhiều loại. Thông qua việc phân loại, bạn có thể dễ dàng áp dụng công thức tính tải trọng nhà chính xác nhất có thể.
Tĩnh tải: là lực đặt tĩnh trong quá trình thi công xây dựng kết cấu công trình. Loại lực này tác động âm thầm trong quá trình thi công lẫn khi đưa vào sử dụng. Tĩnh tải được xem là áp lực của nước và đất và ngay chính bên trong kết cấu công trình.
Hoạt tải: Khác với tĩnh tải, hoạt tải là các lực bên ngoài tác động lên công trình. Loại lực này sẽ tác động trong quá trình thi công đến khi đưa vào sử dụng, sau đó giảm dần hoặc mất hẳn. Hoạt tải được chia làm 3 loại: Tải trọng tạm thời dài hạn; Tải trọng tạm thời ngắn hạn; Tải trọng tạm thời đặc biệt.
Dưới đây là những tổ hợp tải trọng quan trọng trong quá trình tính toán tải trọng nhà. Bạn cần nắm vững để ứng dụng vào thực tiễn tính toán.
Tải trọng cơ bản: Đó là các tải trọng tạm thời dài hạn, thường xuyên và một trọng trong nhóm các tải trọng ngắn hạn.
Tải trọng bổ sung: Đó là tải trọng tạm thời dài hạn, tải trọng thường xuyên và các tải trọng tạm thời ngắn hạn.
Tải trọng đặc biệt: Đó là tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời ngắn hạn, tải trọng tạm thời dài hạn và tải trọng đặc biệt.
Bên cạnh các tổ hợp tải trọng, bạn cần hiểu và nắm vững các hệ số tải trọng thường dùng khi tính toán để đảm bảo sự chính xác nhất. Một số hệ số cần ghi nhớ đó là:
n (hệ số vượt tải): Xác định tính sai khác của tải trọng trong suốt quá trình thi công và sử dụng công trình. Hệ số vượt tải có thể >1 hay < 1 tuỳ vào loại công trình và tính chất tải trọng.
K (hệ số đồng nhất): Xác định khả năng phân tán lực của đất ở những vị trí khác nhau.
m (hệ số điều kiện làm việc): Xác định điều kiện làm việc của nền đất trên thực tế. Tuỳ vào từng điều kiện và tính chất công trình mà hệ số m có thể >1 hoặc < 1.
Hiện nay công thức để tính tải trọng xuống móng được tính toán dựa vào các tổ hợp tải trọng của động đất,tính tải, gió, hoạt tải. Cách tính tải trọng nhà này đòi hỏi sự tính toán phức tạp và khá khó đối với người mới vào nghề. Do đó trong thực tế hiện nay, các đơn vị xây dựng sẽ có công thức tính nhanh gọn hơn. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo tính chính xác: Cụ thể:
Tải trọng móng (tấn) = Lực nén theo phương đứng = Tổng tích sàn (m2) trong phạm vi chịu tải của cột
Thông qua bài viết này, chắc chắn bạn đã hiểu hơn về cách tính tải trọng nhà cũng như các thông tin liên quan đến công thức tính toán. Để đảm bảo cho công tác thiết kế và thi công công trình thuận lợi, bạn cần tính toán thật chính xác. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc khó khăn nào trong quá trình tính toán, liên hệ với Nhất Nghệ để được hỗ trợ bạn nhé!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn