Muốn có căn nhà tốt trước nhất phải vững chắc từ bước xây dựng nền móng. Và tường gạch cũng là một phần không thể xem nhẹ mức độ quan trọng đối với mọi loại công trình xây dựng nào, từ khi bắt đầu thi công nhà ở cho đến lúc thiết kế. Trên thị trường ngày nay có đa dạng các loại tường gạch với các mức tiêu chuẩn và mục đích khác nhau.
Để tham khảo khi lựa chọn loại gạch phù hợp, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn đọc về tường gạch 330. Hiểu được tường gạch 330 là gì? Và cách xây tường gạch 330 thế nào cho đúng tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững là băn khoăn.
Tường gạch 330 hay còn gọi là tường gạch chịu lực. Loại tường này thường sử dụng trong các ngôi nhà có xu hướng cổ với độ dày đến 330mm và thậm chí là dày hơn. Loại tường phải chịu được trọng lượng của mình cộng với tải trọng của các kết cấu khác bao gồm: sàn, mái và chịu dưới sự tác động của ngoại lực.
Loại tường 330 khi xây dựng sẽ không sử dụng gạch lỗ rỗng mà phải dùng đến gạch đặc. Bên cạnh đó, mạch vữa phải đặc, chắc chắn không có lỗ rỗng. Để theo dõi chi tiết hơn về cách xây tường gạch 330 sao cho hiệu quả, mời các bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!
Việc xây dựng tường gạch diễn ra khác nhau tùy theo mỗi thợ xây, tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo những bước cơ bản sau:
Bước 1: Lựa chọn cách thức xây và cách đặt gạch.
Theo lẽ thường, khi xây gạch người ta thường chọn cách đặt gạch và sắp xếp so le trên dưới để sao cho không bị trùng mạch giữa các mạch vữa.
Khi lựa chọn cách so le, bắt buộc các viên gạch trên dưới cũng không được trùng nhau, cụ thể đặt chúng so le tối thiểu ¼ chiều dài viên.
Bước 2: Chuẩn bị móng và nền bắt đầu xây dựng.
Đánh dấu mốc 2 đầu tường, dùng dây mực lấy dấu đường gạch cần xây để chuẩn bị tiến hành thi công phần nền, móng. Đặt hàng gạch mẫu và khô theo vạch đã được đánh dấu, chia đều các khoảng cách của những viên gạch và tiến hành tính toán số lượng gạch cần cắt.Bước 3: Vệ sinh khu vực xây
Vệ sinh nơi thi công cũng là khâu quan trọng trước khi xây tường gạch, vì nó quyết định đến chất lượng của bức tường. Bên cạnh đó thì cũng cần chú ý: các bảng trộn vữa có kích thước vừa tay người dùng, sắp xếp viên gạch nguyên hay đã cắt từng chồng dễ kiểm soát, khi tiến hành cắt gạch cần tính thêm lớp chiều dày mạch vữa.Bước 4: Xây hàng gạch đầu tiên.
Sau lớp móng hoàn thành sẽ rải vữa để xây hàng gạch đầu tiên, mạch vữa tầm 10mm và điều chỉnh cho bằng phẳng. Tiếp đó cho vữa vào đầu viên gạch rồi đặt nối tiếp, ngang thẳng.Bước 5: Xây các hàng gạch tiếp theo
Hàng gạch đầu tiên hoàn thành, ta lấy làm mốc để xây các hàng tiếp theo, xây giật cấp lên cao khoảng 4 đến 5 viên dùng thước dài để căn chỉnh thăng bằng cho tường gạch.
Dùng tay gạt đi phần vữa dư thừa để tạo độ phẳng cho bức tường, đặt gạch so le so với lớp bên dưới.
Lưu ý lấy viên gạch ở 2 bên đầu tường làm mốc căn chỉnh cho các viên gạch ở vị trí trung tâm đảm bảo chất lượng là khi thi công.
Bước 6: Dùng dụng cụ để tạo bề mặt mạch theo ý muốn.
Mạch vữa đã đủ khô, ta nên tiến hành miết mạch khoảng 20-30 phút sau khi rải
Bước 7: Làm sạch bề mặt của tường sau thi công
Cần vệ sinh tường sau xây bằng cách dùng nước và chổi phun rửa và quét bề mặt làm sạch xi măng bám trên bề mặt.
Trên đây là một số giải đáp cho câu hỏi liên quan tới tường gạch 330 và những thông tin hữu ích nhất mà nó mang đến cho người dùng. Mong rằng các bạn độc giả sẽ có thêm những sự lựa chọn mới về sản phẩm sau khi đọc xong bài viết này!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn