Ngày này, nhiều công trình xây dựng đang hướng đến việc có thêm một tầng hầm để tăng không gian sử dụng bên cạnh các yêu cầu về sự tiện nghi, công năng và tính thẩm mỹ. Vậy có nên xây nhà có tầng hầm nổi? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.
Xây nhà có tầng hầm nổi có nên hay không? Vấn đề được rất nhiều người quan tâm, tìm kiếm câu trả lời. Dưới đây là một số ưu điểm của công trình có tầng hầm nổi mà bạn có thể tham khảo:
Ngôi nhà có tầng hầm sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí xây dựng kho lưu trữ. bên cạnh đó, công trình có tầng hầm còn giúp tiết kiệm được không gian trên mặt đất cho ngôi nhà, mở ra nhiều không gian để tận dụng hơn.
Tận dụng tầng hầm sử dụng làm gara để xe: Phương án này rất phù hợp với những ngôi nhà ống đẹp ở thành thị. Với quỹ đất diện tích eo hẹp thì việc ngôi nhà bạn có thêm một tầng hầm nổi sẽ giúp tăng thêm diện tích để lưu trữ các loại phương tiện giao thông cũng như tận dụng để làm nhà kho.
Xây nhà có tầng hầm nổi sẽ nâng cao mặt bằng chung của ngôi nhà giúp cho không gian bên trong được thông thoáng và cao ráo hơn. Đặc biệt, nhà có tầng hầm nổi còn giúp tăng khả năng chống ẩm cho tầng trệt rất hiệu quả.
Tầng hầm cũng có thể là nơi để gia chủ thể hiện sở thích và cá tính của mình. Đây là khoảng không gian để trưng bày phòng lưu trữ hay thư giãn.
Có nên xây nhà có tầng hầm nổi không? Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất và dựa vào nhu cầu, mục đích và chi phí của mỗi gia đình. Hãy tính toán thật kỹ trước khi quyết định.
Nếu bạn đang có ý định xây nhà có tầng hầm, đừng quên đọc qua những lưu ý sau đây:
Về kích thước và diện tích khi thiết kế tầng hầm cần đảm bảo yêu cầu kích thước tối thiểu cho phép theo quy định trong Luật xây dựng. Xây nhà có tầng hầm nổi phải tương xứng với quy mô nhà ở.
Trường hợp không quá cần thiết thì nên làm hầm nổi theo dạng như một tầng trệt, chiều cao thấp, có bố trí cầu thang dẫn thẳng lên tầng lửng. Hình thức thi công này sẽ giúp giảm chi phí làm móng bè cho tầng hầm.
Để đảm bảo an toàn, cần tạo ra độ ma sát khi di chuyển xuống hầm. Hiện nay người ta thường thiết kế những rãnh xẻ để chống trơn. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng các loại vật liệu có bề mặt nhám.
Độ dốc an toàn:Theo tiêu chuẩn xây dựng, đường dốc của gara xuống hầm không được dốc quá 15% – 20% so với chiều sâu của hầm. Để đảm bảo cho phương tiện giao thông xuống hầm, chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường dốc.
Về cấu tạo tường và trần khi xây nhà có tầng hầm nổi, tường và trần trát phẳng, sử dụng loại sơn dễ lau chùi, chống bám bẩn. Sàn tầng hầm nổi cần lựa chọn các loại vật liệu có độ chống trơn và mài mòn tốt, đặc biệt là dễ cọ rửa.
Hệ thống ánh sáng: Tầng hầm thường rất tối và ẩm, do đó cần bố trí hệ thống chiếu sáng và thông gió phù hợp. Ngoài cửa thông gió tự nhiên, nên bố trí thêm quạt thông gió để không khí thông thoáng hơn.
Đảm bảo an toàn khi sử dụng: Không để chất dễ cháy nổ trong tầng hầm. Nên để hóa chất, dụng cụ sửa xe, các vật liệu dễ cháy nổ ở một vị trí riêng. Lắp đặt hệ thống báo cháy là điều rất quan trọng.
Xử lý tránh ngập nước: Nhà có tầng hầm nổi cần được bố trí mương thu và thoát nước để không bị nước chảy từ ngoài vào, đồng thời luôn có bơm hút nước ra ngoài.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc xây nhà có tầng hầm nổi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức để ứng dụng vào thực tiễn thi công công trình. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc gì cần giải đáp, liên hệ ngay với Nhất Nghệ bạn nhé!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn