Hướng dẫn cách bố trí cốt đai trong dầm

Chủ nhật - 16/01/2022 21:38
Hướng dẫn cách bố trí cốt đai trong dầm

Cốt đai đóng vai trò chịu lực cắt trong cấu kiện bê tông. Đồng thời liên kết với cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo để hình thành khung cố định. Từ đó nâng cao tính vững chắc và an toàn cho mỗi công trình. Bố trí cốt đai trong dầm như thế nào? Tham khảo ngay hướng dẫn cách bố trí cốt đai trong bài viết dưới đây!

Thông tin tổng quát về cốt đai trong xây dựng

Cốt đai là bộ phận không thể thiếu được khi thi công dầm công trình. Không những giúp quá trình thi công diễn ra suôn sẻ mà còn mang đến sự chắc chắn cho hệ thống dầm, cột trong nhà.

Khái niệm cốt đai

Cốt đai là cốt thép, được sử dụng nhằm mục đích chịu lực cắt trong cấu kiện bê tông. Cốt đai sẽ đảm nhiệm vai trò liên kết cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo để hình thành khung dầm cố định. Cốt đai có đường kính từ 6-8mm. Được thiết kế theo dạng một nhánh, hai nhánh hoặc nhiều nhánh khác nhau. Diện tích cốt đai sẽ được tính toán chi tiết, căn cứ vào hệ thống dầm, cột thực tế của công trình.
 

cot dai trong xay dung
Cốt đai trong xây dựng

Cấu tạo cốt đai

Cốt đai trong dầm sẽ bao gồm các bộ phận: cốt thép dọc chịu lực, cốt thép dọc cấu tạo, cốt đai, cốt thép xiên. Trong đó:

  • Cốt thép dọc chịu lực: đường kính dao động từ 10-32mm. Khi b từ 150mm trở lên thì phải đảm bảo có tối thiểu 2 thanh thép dọc chịu lực

  • Cốt thép dọc cấu tạo: dùng làm giá đỡ, đảm bảo sự cân bằng và ổn định cho cốt đai. Đường kính từ 10-12mm, chiều dao h>700mm.

  • Cốt đai: chịu lực mặt cắt Q, đường kính từ 6-8mm. Bộ phận này sẽ được buộc cố định theo chiều dọc.

  • Cốt xiên: giúp tăng cường khả năng chịu lực của mặt cắt, nhất là khi dầm có cường độ lực quá lớn

Cốt đai là bộ phận chính trong việc duy trì liên kết an toàn. Đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về độ rộng và chiều dài khi đổ dầm, cột. Hiện nay, cốt đai thường được thiết kế dạng có móc, giúp gia tăng khả năng chống lại các chuyển động mạnh, làm giảm tác động không tốt xảy ra trong quá trình thi công.

Vai trò của cốt đai

Không thể phủ nhận được vai trò của cốt đai khi thi công hệ thống dầm. Về cơ bản, bộ phận này sẽ giúp nâng cao độ vững chắc của công trình hơn rất nhiều. Ngăn chặn tình trạng nứt nẻ, dầm cột chịu lực yếu, nhất là công trình xây dựng đa tầng. Hiểu một cách chi tiết hơn, cốt đai trong kết cấu dầm sẽ đóng vai trò như sau:

-         Cốt đai liên kết với cốt xiên để chịu nội lực cắt Q trong dầm

-         Cố định thép chịu lực và thép cấu tạo để hình thành khung cố định, tránh tình trạng thay đổi vị trí trong quá trình thi công

-         Gắn bê tông chịu nén với bê tông chịu kéo, nhằm đảm bảo tiết diện chịu lực momen

-         Chịu các ứng suất co ngót hay thay đổi nhiệt độ từ môi trường, tăng cường khả năng chịu nén của bê tông, hạn chế tình trạng dầm nở ngang hay phình to hai bên
 

cot dai thep dam
Cốt đai thép dầm

Cách bố trí cốt đai trong dầm

Cốt đai trong dầm sẽ đồng thời chịu lực nén, kéo và lực cắt. Do đó, cách bố trí cốt đai trong dầm khoa học nhất phải thỏa mãn được các điều kiện liên quan đến khoảng cách cốt đai thực tế, khoảng cách cốt đai tối đa và khoảng cách cốt đai cấu tạo. Nguyên tắc đặt cốt đai dày hơn ở ¼ nhịp tính từ gối và sẽ thưa hơn ở vị trí giữa nhịp.

Nếu chiều cao dầm lớn hơn 700mm thì cần thiết kế thêm cốt đai để tăng cường khả năng chịu lực. Điều này sẽ quyết định rất nhiều đến độ phình, chống co ngót, độ ổn định của khung dầm cốt thép sau khi hoàn thành.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cách bố trí cốt đai trong dầm khoa học và chính xác nhất. Để được tư vấn và hướng dẫn các kỹ thuật trong thi công dầm, cột xây dựng. Vui lòng liên hệ với Nhất Nghệ qua số hotline hoặc gửi email trực tiếp. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ và phản hồi lại trong thời gian sớm nhất! 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây