Tìm hiểu chi tiết trình tự thi công móng cọc ép

Thứ ba - 02/11/2021 23:13
Trình tự thi công móng cọc ép là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người mới bước chân vào lĩnh vực xây dựng khá quan tâm. Để biết câu trả lời chính xác, hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Với những mặt bằng có nền đất yếu, để xây dựng công trình cần phải sử dụng móng cọc để chống đỡ toàn phần công trình về sau. Vậy móng cọc là gì? Và trình tự thi công móng cọc ép ra sao? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời bạn nhé!

Tìm hiểu chi tiết về móng cọc

Trước khi tìm hiểu trình tự thi công móng cọc ép, chúng ta cần tìm hiểu móng cọc ép là gì? Móng cọc ép là loại thường được sử dụng trong các loại công trình xây dựng vừa và nhỏ. Móng có hình trụ dài, được sử dụng các vật liệu như cọc bê tông, cọc tre, cọc cừ tràm để đẩy xuống đất, giúp cho việc giữ ổn định những công trình được xây dựng ở phía trên  phần móng.

Móng cọc ép thường được dùng cho các kết cấu lớn và được áp dụng trên nền đất  địa chất yếu. Thường xuyên bị sạt lở, có mạch nước ngầm hay có độ sụt lún nhiều cần phải có  thống cọc ép để hỗ trợ sự ổn định, bảo đảm an toàn và chắc chắn cho công trình.
 

mong coc
Móng cọc 

Ứng dụng móng cọc ép

Để hiểu một cách chi tiết về các trình tự thi công móng cọc ép, bạn cần biết được dạng công trình nào thì cần thi công loại móng cọc. Không phải cứ khi xây móng nhà là có thể chọn sử dụng móng cọc. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn thi công cọc móng ép:

  • Do điều kiện địa chất kém nên không thể đào đất đạt một độ sâu mong muốn.

  • Công trình không thống nhất từ cầu trúc thượng tầng áp dụng và trọng tải công trình quá lớn.

  • Vị trí đất có mực nước ngầm cao, nền đất có khả năng thay đổi do vị trí gần mạch nước ngầm hay sông suối. 

  • Gần công trình dự án đang xây dựng có hệ thống thoát nước, kênh rạch.
     

    ep coc nha
    Ép móng cọc nhà

Trình  tự thi công móng cọc ép đúng chuẩn 

Đầu tiên bạn cần khảo sát địa chất, đánh giá được những kiều kiện thuận lợi và bất lợi  khi tiến hành thi công công trình xây dựng. Đặc biệt cần kiểm tra yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của các loại cọc  đủ đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.

Trình tự thi công móng cọc ép đòi hỏi rất nhiều công đoạn, yêu cầu kỹ thuật cao. các bước thực hiện cụ thể: 

  • Bước 1: Tiến hành ép cọc, bạn dựng cọc vào giá đỡ cọc sao cho mũi cọc hướng đúng vào vị trí thiết kế. Có phương thẳng đứng không nghiêng.

  • Bước 2: Tiến hành ép các cọc ép tiếp theo đạt đến độ sâu thiết kế. Bạn cần kiểm tra bề mặt của 2 đầu đoạn cọc và tiến hành sửa chữa thật phẳng. Đồng thời kiểm tra những mối nối, tiến hành lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao thật đúng với đoạn mũi cọc với độ nghiêng cho phép.

  • Bước 3: Khi cọc cuối cùng được ép đến mặt đất, dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cọc cho đến độ sâu thiết kế.

  • Bước 4: Sau khi đã thực hiện ép cọc xong tại một khu vực. Bạn chuyển hệ thống máy móc trang thiết bị đến các vị trí tiếp theo.

Một việc cần đặc biệt lưu ý khi thi công móng cọc đó là gia công cốt thép đúng yêu cầu. Bạn cần thực hiện công tác gia công cốt thép theo yêu cầu kỹ thuật và hoàn thiện hệ thống khung cốt thép.

Tiếp đến trong trình tự thi công móng cọc ép là lắp dựng cốp pha phải bền chắc. Ván khuôn cần đạt tiêu chuẩn ráp đúng với yêu cầu kỹ thuật để làm khung đỡ cho quá trình đổ bê tông. 

Cuối cùng sẽ đổ bê tông móng. Quá trình đổ bê tông phải cẩn thận, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo chất lượng móng của công trình đạt chuẩn.

 Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên có thể giúp cho quý khách hàng hiểu được trình tự thi công móng cọc ép. Nếu còn thắc mắc gì hãy cứ liên hệ đến Nhất Nghệ, chúng tôi sẽ  hỗ trợ bạn hết mình. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây