Các tiêu chuẩn liên quan đến cát xây dựng hiện nay đang rất được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt tiêu chuẩn cát san lấp. Vậy tiêu chuẩn cát đắp nền, mặt bằng hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau bạn nhé!
Cát san lấp là một loại cát xây dựng được đưa vào thi công làm lớp nền cho những vị trí đất yếu, chúng được kết hợp với một số loại nguyên liệu khác để tiến hành san lấp nền, tạo độ phẳng, chắc chắn và giúp quá trình thi công xây dựng được diễn ra tốt hơn.
Nhằm tối ưu quá trình san lấp nền, bạn cần dựa vào các tiêu chuẩn áp dụng cho quá trình thi công cát san lấp cát xây dựng để thực hiện đúng mục đích tính toán và nghiệm thu theo đúng nguyên tắc. Cũng dựa vào tiêu chuẩn đắp cát nền, người ta chọn lựa những nguồn vật liệu cần thiết, đúng tiêu chuẩn cần thi công để nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
Như đã chia sẻ, tiêu chuẩn cát đắp nền đóng vai trò rất quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng công trình. Tiêu chuẩn cát đắp nền được quy định rất cụ thể như sau:
Các loại cát sử dụng cho công tác san lấp nền cần phải được kiểm tra xem đã đạt tiêu chuẩn hay chưa trước khi sử dụng để thi công công trình. Thông thường sẽ trải qua các quá trình thí nghiệm, kiểm tra để xác định độ chuẩn.
Để kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng, phòng thí nghiệm cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về cách kiểm định và lưu trữ, từ quy trình lấy mẫu thử đến tiến hành kiểm tra.
Để xác định tiêu chuẩn cát đắp nền, kiểm tra về mặt chất lượng, vật liệu cần phải trải qua quá trình lấy mẫu nghiệm thu. Công tác này rất quan trọng, nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ cho ra kết quả thí nghiệm sai lệch, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.
Tiêu chuẩn lấy mẫu áp dụng cho cát san lấp, cát xây dựng hiện nay là dựa theo TCVN 7570:2006 và TCXD 127-1985. Tất cả đều được nêu rõ trong các văn bản có liên quan.
Biện pháp và công nghệ thi công đạt tiêu chuẩn cát đắp nền ngày nay có trình tự và công nghệ thi công như sau:
Đầu tiên bạn cần tiến hành cắm cọc để xác định chính xác khu vực cần đắp. Phải kiểm tra kích thước nền, cao độ trước khi đắp bằng máy thuỷ bình và thước thép.
Tiến hành cho ôtô chở vật liệu theo khối lượng yêu cầu đổ vào khu vực thi công, dùng máy ủi san đều thành từng lớp, trường hợp nền đất yếu có thể san lấp cát có độ dày 50cm, làm phẳng mặt bằng bằng máy san san sơ bộ.
Tiến hành lu mặt nền cát đắp khi đã được tưới đủ lượng nước cần thiết. Sau đó tiếp đến quá trình lu ép chặt mặt đường.
Dùng lu sắt bánh nhẵn lu lèn ép mặt đường phẳng nhẵn, sao cho khi lu đi qua không hằn vết trên mặt đường đạt được cao độ theo quy định. Sau đó cần kiểm tra cao độ bề mặt và độ chặt lu lèn
Theo tiêu chuẩn cát đắp nền, chiều dày tối đa của lớp đắp cát là 30cm. Chiều dày đất đắp nền đường là 15 - 25cm, còn tuỳ quy định chỉ dẫn kỹ thuật dự án kỹ thuật nơi thi công. Sau khi tiến hành xong các bước lu lèn đầm chặt bề mặt ta tiến hành kiểm tra độ bền chặt đã đảm bảo tiêu chuẩn chưa là hoàn thành.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn