Biện pháp thi công san nền là một công việc làm phẳng nền một công trường xây dựng vốn có địa hình không bằng phẳng. Để quá trình san lấp nền diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, đòi hỏi phải có chuyên môn, trang thiết bị phù hợp và thi công theo đúng tiêu chuẩn trong thiết kế xây dựng.
Quá trình thi công công trình san lấp nền phải căn cứ theo các quy định pháp luật. Cụ thể là nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, tiêu chuẩn số TCVN 4447:87 về công tác đất và quy phạm thi công, nghiệm thu, tiêu chuẩn số TCVN 4453:1995 về quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép và hồ sơ thiết kế thi công.
Sau khi chọn được biện pháp thi công san nền công trình xây dựng, bạn cần phải đảm bảo các yếu tố sau đây: Cao độ thiết kế trung bình, mái dốc đào, độ dốc san nền, mái dốc đắp và độ chặt của nền đắp.
San nền chủ yếu là hoạt động đào đắp. Toàn bộ diện tích được sàn sẽ được san lấp và đầm nén theo từng lớp dày, đầm nén với độ chặt để đảm bảo chất lượng công trình.
Tuỳ thuộc vào tính chất công trình mà sẽ lựa chọn cát san lấp khác nhau. Trước khi quyết định tiêu chuẩn cát, kỹ sư xây dựng sẽ đưa ra những khảo sát, tính toán sao cho lựa chọn cát san lấp đúng kỹ thuật nhất.
Cát sử dụng để san lấp sau khi khai thác xong cũng cần được thí nghiệm để đưa giá kết quả đạt yêu cầu. Để nắm bắt được tiêu chuẩn của cát cần có những đánh giá, thí nghiệm từ các chuyên gia, các kỹ sư.
Chỉ tiến hành biện pháp thi công san nền khi đã có thiết kế cân đối khối lượng và thiết kế của công trình trong phạm vi san nền. Khi san mặt bằng phải có biện pháp tiêu nước để tránh chảy tràn hay tồn thành vũng..
Khi san nền phải đổ đất đắp nền theo từng lớp, tính toán tới chiều cao phòng lún phù hợp để đảm bảo an toàn cho công trình. Bề mặt phần đắp nền bằng đá cứng phải rải lớp đá hỗn hợp để gia tăng độ bền.
Hiện nay rất nhiều biện pháp thi công san nền, tuỳ theo tính chất công trình, đặc điểm địa hình, các kỹ sư xây dựng sẽ lựa chọn phương án phù hợp, đảm bảo hiệu quả và chất lượng công trình.
Biện pháp này thường áp dụng cho các công trình có đường vào nhỏ hẹp, công trình nhà ở dân dụng. Nhìn chung, phương pháp này được lựa chọn khá phổ biến vì vẫn đảm bảo được độ chặt cũng như tiến độ thi công. Yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ công trình dễ dàng được đảm bảo.
Đối với các công trình có đường vào lớn, người ta thường chọn biện pháp thi công san nền bằng các phương tiện cơ giới như xe cuốc, xe ủi, xe lu ô tô tải lớn nhỏ. Xà bần có kết cấu chặt hơn phương án đổ nền cát vì không lẫn bùn. Phương án thi công nền này đảm bảo độ bền cao nhờ những khối bê tông khá rắn chắc, tuy nhiên khoảng trống giữa các khối bê tông là tương đối lớn, cần giải quyết các khe hở để nâng cao chất lượng. .
Phương pháp này chủ yếu dùng cho các công trình đường giao thông vì chi phí vận chuyển, công tác đào xúc lớn. Phương án san lấp này thường kéo dài, chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, tiến độ và chất lượng công trình .dễ bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết. Nên hiện nay biện pháp này ít được dùng.
Trên đây là tất các các thông tin liên quan đến biện pháp thi công san nền. Để chọn được phương án thi công phù hợp thì bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc những đơn vị chuyên thi công san lấp mặt bằng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn